Thứ hai 25/11/2024 08:43

Giá xăng dầu hôm nay 1/11: Xăng tăng từ 380- 410 đồng/lít, dầu tăng 290 đồng/lít

Kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay 1/11, giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 290 đồng/lít.

Liên bộ Tài chính – Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (1/11). Thời gian áp dụng từ 15h chiều nay 1/11.

Cụ thể, giá xăng RON 95-III tăng thêm 410 đồng/lít, lên mức giá 22.750 đồng. Xăng E5 RON 92 cũng đắt thêm 380 đồng/lít, lên 21.870 đồng. Đây là lần tăng giá liên tiếp thứ 3 của mặt hàng này từ giữa tháng 10 đến nay.

Các mặt hàng dầu cũng tăng, với dầu diesel là 290 đồng một lít; dầu hoả 120 đồng/lít và dầu mazut 190 đồng/kg. Sau điều chỉnh, diesel có mức giá mới là 25.070 đồng/lít; dầu hoả 23.780 đồng/lít và mazut 14.080 đồng/lít.

Cùng với điều chỉnh giá, liên bộ Công Thương - Tài chính không chi sử dụng với xăng, dầu; giảm mức trích lập với RON 95 và dầu mazut trong khi giữ nguyên mức trích với dầu diesel và dầu hoả. Cụ thể, mức trích với xăng RON 95-III giảm từ 400 đồng về còn 300 đồng; dầu mazut giảm 208 đồng, về 500 đồng.

Theo dữ liệu Bộ Công Thương cập nhật giá bán lẻ xăng dầu tại thị trường Singapore đến ngày 28/10 cho thấy, giá nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu đều tăng nhẹ so với giá tại kỳ điều hành trước (21/10). Cụ thể, xăng E5 RON92 là 93,01 USD/thùng, xăng RON95 97,59 USD/thùng, dầu diesel 136,92 USD/thùng.

Tại thị trường thế giới, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 1/11/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 86,20 USD/thùng, giảm 0,33 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 31/10, giá dầu WTI giao tháng 12/2022 đã giảm tới 2,17 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 92,60 USD/thùng, giảm 0,21 USD/thùng trong phiên và đã giảm tới 2,09 USD/thùng.

Giá dầu ngày 1/11 giảm mạnh còn do thị trường ghi nhận sản lượng dầu của Mỹ tăng 0,9%, lên mức 11,98 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022, mức cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Giá dầu ngày 1/11 giảm mạnh còn do thị trường ghi nhận sản lượng dầu của Mỹ tăng 0,9%, lên mức 11,98 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022, mức cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Đồng USD phục hồi mạnh cũng tạo áp lực khiến giá dầu hôm nay đi xuống.

Áp lực suy thoái kinh tế cũng đang phủ bóng lên triển vọng thị trường dầu thô năm 2023 khi các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed và ECB, được cho là đã sẵn sàng cho một đợt tăng lãi suất mới.

Giá dầu châu Á đã giảm hơn 1 USD trong phiên giao dịch chiều 31/10 sau khi số liệu hoạt động sản xuất của Trung Quốc thấp hơn dự kiến và giới đầu tư chú ý tới khả năng nhu cầu dầu sụt giảm.

Tuy nhiên, giá dầu Brent và WTI đang trên đà đạt được mức tăng hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 5/2022, lần lượt tăng 7,7% và 9,3% cho đến nay.

Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 29 lần điều chỉnh giá, trong đó 16 lần tăng, 12 lần giảm, và một lần giữ nguyên.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử