Giá tiêu hôm nay 27/7: Cao nhất 74.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước duy trì ổn định. Hiện giá tiêu tại các vùng trồng trọng điểm trong nước đã lấy lại mốc 74.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 – 72.500 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 – 71.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 – 70.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 73.500 – 74.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 – 72.500 đồng/kg.
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (18/7 - 22/7) thị trường cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có tiêu trắng Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm.
Giá tiêu hôm nay duy trì ổn định tại thị trường trong nước |
Cụ thể, tại khu vực Nam Á, sau 2 tuần giảm, giá tiêu Ấn Độ ổn định trong tuần trước. Tiêu đen nội địa của quốc gia này từ 6.077 - 6.095 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi từ 6.329 - 6.345 USD/tấn.
Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng trong tuần qua. Tiêu đen nội địa tăng 1%, từ 4.951 lên 4.998 USD/tấn.
Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tuần trước chỉ có tiêu đen nội địa tăng trong khi các loại khác ổn định và không thay đổi.
Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 1%, từ 2.944 lên 2.962 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ nguyên 4.594 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP. Hồ Chí Minh ổn định ở 3.650 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên 5.700 USD/tấn.
Thị trường hạt tiêu thế giới vẫn đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19 tại Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng xuống. Giá hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới do lạm phát toàn cầu ở mức cao, ảnh hưởng tới các nền kinh tế thế giới.
Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Tập đoàn Phúc Sinh dự báo, nhu cầu của thị trường dành cho mặt hàng tiêu trong giai đoạn nửa cuối năm nay vẫn còn cao, song vẫn còn nhiều những khó khăn. Điển hình như tình hình lạm phát ở châu Âu. Việc đồng Euro suy yếu khiến người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn hơn để mua hàng khiến nhu cầu tiêu dùng sẽ chậm lại.