Giá thép hôm nay 17/10: Giá thép trong nước đi ngang, kinh doanh thép gặp khó
Thép trong nước đi ngang sau hai phiên giảm liên tiếp từ đầu tháng 10 |
Giá thép hôm nay17.10 ghi nhận thương hiệu thép Việt Mỹ (VAS) đã điều chỉnh giảm, với thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, xuống mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 360 đồng, có giá 14.410 đồng/kg.
Diễn biến giá thép Việt Đức miền Bắc |
Thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Diễn biến giá thép Miền Nam |
Diễn biến giá thép Hòa Phát Miền Bắc |
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Việt Mỹ (VAS), dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng xuống mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg - giảm 310 đồng.
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 còn ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Doanh nghiệp kinh doanh thép gặp khó
Từ tháng 4 đến tháng 8/2022, giá thép giảm liên tiếp 15 lần với mức giá từ gần 20 triệu đồng/tấn xuống chỉ còn khoảng 14 triệu đồng/tấn. Cuối tháng 9, giá thép tăng trở lại sau nhiều lần hạ giá với mức 15-16,5 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên đến 12/10, giá thép lại giảm 2 lần liên tiếp đưa về mức khoảng 14,5-15,5 triệu đồng/tấn.
Ông Nguyễn Văn Dưỡng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Thép Dũng Đạt (Phường 14, Quận Gò Vấp) cho biết: "Giá lên lên xuống xuống là rất khó nên mình cứ về hàng mà chưa bán được, giá xuống lại lỗ. Những tháng vừa rồi ai về hàng nhiều lỗ nhiều, về ít lỗ ít. Như mình là không có nhiều lắm. Nợ nần không thu được vì ngân hàng không cho vay nên là các công ty xây dựng người ta không vay được tiền trả mình dẫn đến kinh doanh rất khó khăn".
Ông Đinh Hồng Kỳ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.Hồ Chí Minh cho biết, chỉ có một vài nhà phân phối kịp xả hàng vào giai đoạn giá thép cao thì kết quả kinh doanh khả quan. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, giá thép giảm nhưng giá xi măng, cát, đá, sỏi, vật liệu ốp lát… vẫn ở mức cao, nên chi phí vẫn là vấn đề nan giải.
Việc giá thép lên xuống thất thường khiến nhà phân phối thép gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ.
Công ty CP Thép Thủ Đức - Vnsteel (mã chứng khoán TDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý III/2022 với doanh thu thuần đạt 406,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ do sản lượng tiêu thụ tăng. Giá vốn bán hàng tăng mạnh hơn doanh thu với 427,1 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp âm gần 21 tỷ đồng.
Kết thúc quý III/2022, Thép Thủ Đức báo lỗ 22 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 644 triệu đồng.
Giải thích về biến động, TDS nguyên nhân do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, các cuộc chiến tranh trên thế giới dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho giá cao, giá cả vật tư thu mua biến động bất thường. Giá bán không đủ bù đắp giá vốn đã làm lợi nhuận gộp trong quý III bị lỗ. Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng là gánh nặng cho công ty khi hàng hóa tiêu thụ chậm và ngân hàng siết room tín dụng cũng như lãi suất tăng cao.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, nguyên nhân giá thép liên tục giảm trong thời gian qua là do giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh cùng với hàng tồn kho còn nhiều buộc doanh nghiệp phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng, sản xuất thép trong nước vẫn tăng trong khi lượng sản lượng thép bán được đang có xu hướng giảm. Cụ thể, tháng 9 sản xuất thép thành phẩm đạt 2,446 triệu tấn, tăng 23,41% so với tháng 8/2022 và tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, sản lượng hàng bán chỉ đạt 1,998 triệu tấn, giảm 7,19% so với tháng trước và giảm 9,9% so với cùng kỳ.