Thứ hai 25/11/2024 19:57

Giá nhiên liệu tàu biển tăng: Kẻ thù vô hình của lạm phát toàn cầu

Các nhà máy lọc dầu đang ưu tiên cho sản phẩm xăng, dầu diesel - những mặt hàng năng lượng có nhu cầu mạnh. Giá nhiên liệu tàu biển toàn cầu tăng theo cũng là điều đương nhiên. Nhưng điều này gây ra một mối lo ngại khác, khi giá nhiên liệu tàu biển đẩy giá cước vận tải biển lên cao.

Phần lớn thương mại toàn cầu đang phụ thuộc hoàn toàn vào vận tải hàng hải. Việc giá vận chuyển tăng cao sẽ gây áp lực lên lạm phát toàn cầu. Và dường như vẫn chưa có lời giải đáp cho vấn đề này.

Giá nhiên liệu tàu biển leo lên mức cao kỉ lục vào tháng này, với dầu nhiên liệu lưu huỳnh thấp (VLSFO) tăng 55% trong vòng 12 tháng, lên mức 731,50 USD/tấn. Giá nhiên liệu sau đó vẫn tiếp tục leo thang. The dữ liệu của Hãng Ship & Bunker, mức giá trung bình với VLSFO tại 20 cảng biển lớn nhất thế giới đứng ở mức trung bình 740 USD/tấn. VLSFO là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực hàng hải.

Một nguyên nhân khiến giá nhiên liệu nói chung tăng cao là do nhu cầu tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ sau khi các nền kinh tế quay trở lại trạng thái bình thường sau giai đoạn đóng cửa, phong tỏa. Một lý do khác là bởi vì mặt hàng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp này có giá cao hơn so với dầu nhiên liệu lưu huỳnh hàm lượng cao. Theo quy định phát thải lưu huỳnh của Tổ chức Hàng hải quốc tế, các tàu thuyền cần phải sử dụng VLSFO hoặc lắp đặt máy lọc để loại bỏ lưu huỳnh khỏi hầm chứa.

Giá dầu thô tăng cũng là một tác nhân làm tăng giá nhiên liệu tàu biển. Tuy nhiên, còn một lý do khác phức tạp hơn. Theo khảo sát của Bloomberg công bố trong tuần này, các nhà máy lọc dầu hiện ưu tiên cho sản phẩm xăng và dầu diesel do nhu cầu tăng cao, hơn là cho nhiêu liệu tàu biển. Điều này đồng nghĩa với việc lượng dầu thô dùng để lọc, chiết tách cho VLSOF khan hiếm hơn.

Lạm phát tại Mỹ đã vọt lên mức 7,5% trong tháng 1, mức cao nhất trong 40 năm qua. Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), lạm phát cũng lên mức 5,1%, cao nhất mọi thời đại. Và với giá nhiên liệu tàu biển tăng, số liệu về lạm phát tại các nền kinh tế lớn sẽ còn đứng ở mức cao. Chuỗi cung ứng toàn cầu vốn bị gián đoạn nghiêm trọng sẽ kéo dài trong đại dịch, cùng với giá nguyên liệu tăng cao có thể dẫn đến việc giao hàng chậm hơn.

Theo Lars Jensen - Giám đốc điều hành của Công ty Hàng hải Vespucci Maritime, 10 năm trước, việc tăng giá dầu dành cho tàu biển “đã kích hoạt một làn sóng phụ phí nhiên liệu khẩn cẩn cũng như khiến vận tải biển trở nên chậm chạp hơn”. Nhằm tiết kiệm chi phí, chủ các hãng tàu biển buộc phải giảm tốc độ các tàu vận chuyển.

“Giá nhiên liệu cao cần được nhìn nhận là nút thắt của chuỗi cung ứng. Việc làm giảm tốc độ di chuyển để giảm thiểu tác động từ giá nhiên liệu cao chỉ có tác dụng nếu năng suất đang dư thừa như trường hợp năm 2012. Trong trường hợp công suất không thừa, các công ty nên tăng giá cước và tối đa hoá hiệu quả sử dụng tàu vận tải” - ông Jensen nhận định.

Chuyên gia phân tích Mark Williams thuộc Hãng tư vấn Wood Mackenzie cho rằng, đây là một trong những lý do khiến giá hàng hóa và lạm phát toàn cầu đứng ở mức cao. Ông cho rằng, giá hàng hóa sẽ còn cao, bởi không có thêm nguồn cung dầu thô trong trung hạn trừ khi Mỹ và Iran đạt đồng thuận về khôi phục thỏa thuận hạt nhân, đi kèm với việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt dầu mỏ chống Tehran. Ngay cả khi có thỏa thuận, giá dầu có thể không giảm sâu, bởi giới đầu tư đã tính cả yếu tố này trong giao dịch trên thị trường dầu mỏ hiện nay.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo