Giá lợn hơi hôm nay 30/6: Tiếp tục tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ tại hầu hết các tỉnh thành và dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg. Cụ thể, Hà Nam, Vĩnh Phúc điều chỉnh tăng giá 1.000 đồng/kg lên mức 58.000 đồng/kg. Cùng điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang hiện ở mức 59.000 đồng/kg. Ghi nhận mức tăng giá 2.000 đồng/kg, tại Hà Nội và Phú Thọ, giá lợn hơi hôm nay được giao dịch lần lượt là 59.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Hưng Yên vẫn là địa phương ghi nhận mức giá 61.000 đồng/kg, cao nhất khu vực, đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.
Giá lợn hơi hôm nay 30/6 tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg |
Cùng chung xu hướng với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một số địa phương và dao động trong khoảng 52.000 - 58.000 đồng/kg. Theo đó, giá lợn hơi tại Thanh Hóa, Lâm Đồng và Nghệ An thu mua với giá 57.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với ngày trước đó. Tại Quảng Bình, giá lợn hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg lên mức 54.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại các địa phương Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắk Lắk. Còn tại Bình Định giá lợn hơi hiện ở mức 52.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay ghi nhận tăng giá từ 1.000 – 3.000 đồng/kg tại một số địa phương và dao động trong khoảng 54.000 - 59.000 đồng/kg. Theo đó, tại Bình Phước, Bến Tre, Hậu Giang, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg và được thương lái thu mua tại mức 56.000 - 57.000 đồng/kg. Trong khi đó, Bạc Liêu tăng 3.000 đồng/kg lên mốc 58.000 đồng/kg, ngang bằng Đồng Nai, Vũng Tàu và Cà Mau. Theo ghi nhận, mức giá thấp nhất khu vực hiện là 54.000 đồng/kg, có mặt tại tỉnh Kiên Giang và mức giá cao nhất 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại An Giang.
Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phidiễn biến phức tạp tại một số địa phương trong nước, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dịch này. Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lợn mắc bệnh; triển khai lấy mẫu giám sát và phát hiện dịch bệnh theo kế hoạch số 95/KH-UBND của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 và tình hình thực tế tại địa phương.
Còn tại Hải Dương, địa phương này cho biết, năm 2022, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ 55 cơ sở chăn nuôi bảo đảm quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) và an toàn dịch bệnh động vật. Trong đó, dự kiến thành phố Chí Linh có 8 cơ sở; Cẩm Giàng, Tứ Kỳ mỗi nơi 6 cơ sở; các địa phương khác có từ 3-4 cơ sở.
Để được hỗ trợ, các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Luật Chăn nuôi và các hướng dẫn thi hành luật, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật. Cơ sở phải có quy mô chăn nuôi từ 60 con lợn nái; 300 con lợn thịt hoặc 3.000 con gia cầm thương phẩm thịt, 1.000 gia cầm đẻ trứng trở lên.
Mỗi cơ sở được hỗ trợ một lần tối đa 30 triệu đồng để mua chế phẩm sinh học, hóa chất cải tạo hệ thống nước thải trong chăn nuôi; 10 triệu đồng để tư vấn, tập huấn chăn nuôi; 45 triệu đồng để cấp giấy chứng nhận trang trại sản xuất theo quy trình GAHP, an toàn dịch bệnh động vật. Mỗi cơ sở chăn nuôi chỉ được đề nghị hỗ trợ cấp 1 loại giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GAHP hoặc an toàn dịch bệnh.