Giá lợn hơi hôm nay 21/6: Dao động trong khoảng 51.000 - 58.000 đồng/kg
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay đi ngang tại các tỉnh thành và dao động trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg. Cụ thể, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang tiếp tục là địa phương dẫn đầu khu vực khi giao dịch với giá 57.000 đồng/kg. Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ và Hà Nam không chứng kiến thay đổi mới, giá thu mua ghi nhận đạt mốc 56.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay |
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay không ghi nhận biến động mới so với hôm qua và dao động trong khoảng 51.000 - 56.000 đồng/kg. Trong đó, Bình Định chứng kiến mốc giá thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg. Các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam,... vẫn duy trì giao dịch từ 53.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg. Thanh Hóa tiếp tục thu mua lợn hơi với giá 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực là 53.000 đồng/kg, ghi nhận tại tỉnh Kiên Giang. Các địa phương gồm Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ hiện đang được thương lái thu mua ở mức 55.000 đồng/kg. Còn tại An Giang, giá lợn hơi hôm nay đang giao dịch tại mốc 58.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao trên toàn cầu do khủng hoảng thị trường ngũ cốc, nguồn cung cấp ngũ cốc không ổn định, chi phí vận chuyển tăng cao... việc này gây ra một số mối nguy hại cho trang trại nuôi lợn trong năm 2022 về áp lực chi phí sản xuất như chi phí thức ăn cạnh tranh, thức ăn kém chất lượng, hiệu suất sản xuất giảm xuống.
Trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70 - 80% chi phí sản xuất, vì vậy, việc tìm ra những giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho vật nuôi là điều cực kỳ quan trọng.
Chia sẻ giải pháp “Tối ưu hóa database từ nguyên liệu thô để giảm chi phí công thức thức ăn chăn nuôi”, bà Kate M. Cornista - chuyên gia dinh dưỡng đến từ châu Âu khuyến nghị, người chăn nuôi cần tận dụng những nguyên liệu thô có sẵn như bột đậu, bột cá, bột thịt và xương, bột lông vũ..., các phế phụ phẩm trong xay xát như cám gạo, cám lúa mì, bột nhân cọ, có thể tìm thêm các nguyên liệu thô thay thế có sẵn như phụ phẩm....
Bên cạnh đó, cần tận dụng các nguồn năng lượng có sẵn như Carbohydrate từ lúa mạch, bã sắn, gạo, dầu mỡ; đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng cho vật nuôi theo từng thời kỳ; sử dụng phụ gia thức ăn để tăng hiệu quả tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, hấp thụ chất béo.