Chủ nhật 29/12/2024 10:04

Gia Lai: Tăng cường phòng chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu

Năm 2022, Cục Quản lý thị trường Gia Lai kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu, góp phần ổn định thị trường.

Xử phạt nhiều vụ vi phạm

Ông Đinh Văn Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thị trường nội địa là công tác thường xuyên, liên tục của lực lượng quản lý thị trường. Đối với thuốc lá điếu nhập lậu được pháp luật quy định là hàng cấm, ngay từ đầu năm 2022 Cục đã ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ chú trọng nhiều lĩnh vực, trong đó có chú trọng kiểm tra việc chấp hành quy định về kinh doanh hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá điếu.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai phát hiện nhiều vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công tác phòng chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, ngày 12/5/2022 Cục cũng đã ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả trên địa bàn tỉnh.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết trong 10 tháng đầu năm 2022, Cục đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 79 vụ việc liên quan đến sản phẩm thuốc lá điếu nhập lậu, thu nộp ngân sách nhà nước gần 550 triệu đồng, tịch thu hơn 9.900 bao thuốc lá điếu nhập lậu các loại.

Điển hình là vụ việc Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện 1.490 bao thuốc lá điếu không dán tem thuốc lá, không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên xe ô tô khách biển kiểm soát 77H-01892 hồi tháng 1/2022. UBND tỉnh Gia Lai đã xử phạt ông Phan Ngọc Đại (Chủ lô hàng thuốc lá) 80 triệu đồng, tịch thu toàn bộ số thuốc lá. Hay vụ việc phát hiện hộ kinh doanh Bùi Thị Thủy (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu. Tại quầy hàng của bà Thủy, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã thu giữ 680 bao thuốc lá điếu nhập lậu và xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Bùi Thị Thủy.

Theo ông Đinh Văn Hà, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ hệ thống văn vản bản pháp luật về phòng chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu cơ bản đã hoàn chỉnh. Sau Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, đã có nhiều văn bản dưới luật điều chỉnh nội dung thuốc lá điếu nhập lậu; kể cả chế tài xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự đã được quy định rõ ràng, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Một số cửa hàng tạp hóa bán thuốc lá điếu nhập lậu chỉ trưng bày, bán số lượng ít 1,2 gói, còn lại cất giấu trong nhà khi có người mua mới đi lấy

Tuy nhiên, lực lượng quản lý thị trường vẫn còn gặp khó khăn trong công tác theo dõi, phát hiện các vụ việc do các đối tượng sử dụng các “mánh khóe” như mua bán, vận chuyển, tàng trữ xé lẻ ra để không phải chịu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000 bao); trưng bày, bày bán số lượng ít 1, 2 gói, cất giấu ở nơi khác như trong nhà, phòng ngủ không phải vị trí kinh doanh, khi có người mua thì đi lấy.

Đẩy mạnh tuyên truyền “nói không với thuốc lá điếu nhập lậu”

Ngoài thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát địa bàn, trong năm 2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh còn chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống thuốc lá đến người dân.

Trong năm, Cục QLTT tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, British American Tobacco Vietnam (BAT) tổ chức tập huấn thực hiện công tác tuyên truyền cho toàn bộ công chức của Cục, hướng dẫn triển khai ứng dụng phần mềm xác thực sản phẩm chính hãng thuốc lá điếu 555 trên App Digimarc Discover (trên cả hai hệ điều hành IOS và Android), tiếp nhận và triển khai đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn các vật phẩm tuyên truyền “nói không với thuốc lá điếu nhập lậu” và áp phích tuyên truyền phòng chống mua bán thuốc lá điếu nhập lậu từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.

Thực hiện phát vật phẩm tuyên truyền đến 100 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Pleiku, vật phầm bao gồm: 1.500 cái gạt tàn thuốc; 3.672 cái ly uống nước; 1.500 cái dĩa đựng thuốc và 2.506 cái bật lửa có in cảnh báo truyền truyền thuốc lá điếu nhập lậu. Tiến hành dán áp phích: 4.359 tờ áp phích đến 1.661 địa điểm kinh doanh.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu hồi tháng 6/2022

Kiểm tra kiểm soát thị trường song song với tuyên truyền pháp luật, Cục QLTT Gia Lai vừa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân về chống thuốc lá điếu nhập lậu; vừa kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu theo quy định của pháp luật. Từ đó, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả góp phần ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng.

“Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Gia Lai tiếp tục thực hiện Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2022. Đồng thời, mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022; dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, trong đó có mặt hàng thuốc lá”, ông Đinh Văn Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho hay.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm