Giá heo hơi hôm nay 13/3: Ghi nhận mức cao nhất 52.000 đồng/kg
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 46.000 - 49.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 49.000 đồng/kg được ghi nhận tại các địa phương bao gồm Hưng Yên, Thái Nguyên và Hà Nội. Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 46.000 đồng/kg được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các địa phương còn lại duy trì thu mua heo hơi với giá trong khoảng 47.000 - 48.000 đồng/kg.
Đã có địa phương giá lợn hơi về mốc 78.000 đồng/kg |
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận biến động mới và dao động trong khoảng 47.000 - 51.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại hai tỉnh Bình Định và Lâm Đồng. Tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh thương lái vẫn đang thu mua heo hơi với giá 47.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực, giá heo hơi ghi nhận trong khoảng 49.000 - 50.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg. Trong đó, 49.000 đồng/kg là mức giá thấp nhất khu vực được ghi nhận tại hai tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh. Ở chiều ngược lại, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Bạc Liêu ghi nhận mức giá heo hơi cao nhất khu vực 52.000 đồng/kg. Các địa phương bao gồm Vũng Tàu, Long An và Bến Tre duy trì thu mua heo hơi với giá 50.000 đồng/kg. Các tỉnh, thành còn lại tiếp tục thu mua heo hơi với giá trong khoảng 51.000 đồng/kg.
Mức giá heo hơi cao nhất và thấp nhất khu vực ngày 13/3
Khu vực | Địa phương | Mức giá cao nhất/thấp nhất (đồng/kg) |
Miền Bắc | Hưng Yên, Thái Nguyên và Hà Nội | 49.000 |
Yên Bái và Lào Cai | 46.000 | |
Miền Trung – Tây Nguyên | Bình Định, Lâm Đồng | 50.000 |
Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh | 47.000 | |
Miền Nam | TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Bạc Liêu | 52.000 |
Đồng Nai, Tây Ninh | 49.000 |
UBND tỉnh Gia Lai vừa ký ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND về danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được chia thành 3 nhóm. Nhóm sản phẩm từ trồng trọt gồm: cà phê và các sản phẩm từ cà phê, hồ tiêu và các sản phẩm từ hồ tiêu, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, điều, lúa gạo, ngô các loại, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, rau an toàn, cây ăn quả và các sản phẩm từ cây ăn quả (chanh dây, chuối, bơ, sầu riêng). Nhóm sản phẩm từ chăn nuôi có thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo; thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò; thịt, trứng gia cầm và các sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm. Nhóm sản phẩm từ lâm nghiệp gồm: gỗ, sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ (bao gồm sản phẩm hạt mắc ca).
Tại Quyết định này, UBND tỉnh cũng đưa ra định hướng phát triển tập trung ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tương ứng với từng loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Được biết, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai. Đây là cơ sở để xem xét, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được hưởng cơ chế, chính sách theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.