Giá gas hôm nay 2/2: Tiếp tục có những diễn biến khó lường
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/2 giá gas bán lẻ đã có phiên tăng giá "khủng". Các hãng đã tăng giá với loại bình gas 12kg trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 5.000 đồng/kg.
Giá gas hôm nay tiếp tục có những diễn biến khó lường |
Cụ thể: Thương hiệu City Petro tăng 5.250 đồng/kg; loại 12kg tăng 63.000 đồng/bình. Trong khi đó, loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty LPG Việt Nam-PV GAS LPG miền Nam cũng cho biết giá bán bình PetroVietNam gas tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 63.000 đồng/bình 12kg và 236.250 đồng/bình 45kg từ sáng ngày 1/2.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 5.167 đồng/kg, tương đương tăng 62.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 477.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, nhiều hãng gas đã công bố giá gas mới với loại bình gas 12kg có giá trên 500.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng được giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 2 tăng 192,5 USD/tấn so với tháng trước đó, khiến giá gas bán lẻ tăng mạnh.
Còn với thị trường thế giới, trước đó 1 phiên, tại châu Âu, giá khí đốt chuẩn đã tăng trở lại khi các thương nhân đóng các vị thế bán khi hợp đồng giao ngay hết hạn và một số dự báo thời tiết lạnh hơn ở Bắc Âu, Trung Âu vào tuần tới so với dự kiến trước đó.
Các nhà phân tích dự báo, mùa Đông ấm áp bất thường có thể tiếp tục làm giảm thị trường khí đốttự nhiên trong những tuần tới.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cũng có nhận định: Chu kỳ giảm giá xăng tiếp theo của Mỹ đã đến. Một mùa Đông ấm áp lạ thường đã giúp làm giảm rủi ro liên quan đến nguồn cung và đẩy giá giảm hơn 50% chỉ trong một tháng qua.
Ông Tom Essaye - Nhà phân tích, người sáng lập Sevens Report - giải thích: Nhiệt độ ấm hơn mức trung bình trên khắp nước Mỹ đang làm giảm nhu cầu sưởi ấm trong khi sản xuất trong nước vẫn ở mức cao kỷ lục và hàng tồn kho ổn định theo mùa.
Nhiều dự đoán, giá khí đốt tự nhiên có thể giảm xuống dưới 2 USD và duy trì trong thị trường giá xuống ít nhất là vào mùa Hè tới và có khả năng không tăng trở lại trên 4 USD cho đến năm 2025.
Ở diễn biến khác, EU và G7 dự kiến sẽ áp trần giá đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga từ ngày 5/2. Trước đó, liên minh này cũng đã áp đặt giá trần đối với dầu thô của Nga kể từ tháng 12/2022. EU cũng áp lệnh cấm vận đối với dầu thô của Nga nhập khẩu bằng đường biển.
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên qua đường ống sang châu Âu của công ty năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã giảm gần 30% trong tháng 1/2023 so với tháng 12/2022 trong bối cảnh giá giảm trên thị trường giao ngay, chạm mức thấp nhất mọi thời đại hàng tháng mới.
Theo tính toán, dựa trên dữ liệu hàng ngày về xuất khẩu khí đốt của Nga qua Ukraina và đường ống TurkStream, xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang châu Âu đã giảm trong tháng 1/2023 xuống khoảng 1,8 tỷ mét khối khí đốt từ mức 2,5 tỷ mét khối khí đốt trong tháng 12/2022.