Giá cà phê hôm nay 12/5: Giá cà phê trong nước chạm mốc 54.400 đồng/kg
Giá cà phê trong nước hôm nay 12/5 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng mạnh.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng tăng 600 đồng/kg, các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà cà phê được thu mua với giá từ 53.700 – 53.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum tăng 600 đồng/kg, đứng ở mức giá 54.300 đồng/kg.
Tại file:///C:/chu-de/tinh-dak-nong.topic, cà phê được thu mua với giá 54.400 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk tăng 600 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 54.300 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 54.400 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước hôm nay dao động từ 53.800 – 54.400 đồng/kg. |
Đối với giá cà phê thế giới, giá cà phê trên hai sàn đang cùng xu hướng giảm.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 32 USD, còn 2.449 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 32 USD, còn 2.428 USD/tấn, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Cùng xu hướng, giá cà phê Arabica trên sàn New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 2,80 cent, xuống 183,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 2,85 cent, còn 180,85 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 4 chỉ đạt 163.607 tấn, giảm 22,23% so với tháng trước, đưa xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm lên đạt tổng cộng 716.580 tấn (khoảng 11,94 triệu bao), giảm 5,53% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đã khiến thị trường tiếp tục đứng trước khả năng thiếu hụt nguồn cung Robusta trong ngắn hạn. Hiện tại, giá cà phê trong nước và quốc tế đang ở mức cao so với nhiều năm trở lại đây, tạo cơ hội để Việt Nam có thể duy trì mức kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 4 tỷ USD, kỷ lục được thiết lập vào năm 2022.
Thế giới tiếp tục lo ngại nguồn cung thiếu hụt và gián đoạn trong ngắn hạn. |
Bên cạnh đó, theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đều có những nội dung quan trọng về mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Đây là đòn bẩy giúp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản, hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế lớn thế giới.
Yêu cầu đặt ra là phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, rào cản kỹ thuật cũng như hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật khắt khe đã được cam kết trong các Hiệp định.
Nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành nông sản Việt Nam có những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng, mà còn về chất lượng và quy mô của ngành. Đây là một nhân tố quan trọng có thể thúc đẩy sự phát triển thị trường nông sản Việt Nam theo hướng bền vững hơn, mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU... Tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.