108 “cánh én bạc” của Không quân Nhân dân Việt Nam được tái hiện tại triển lãm phi công chiến đấu Việt Nam diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long.
Không ít những “cánh én bạc” của Không quân nhân dân Việt Nam một thời là đối thủ xứng tầm của phi công B52 của Hoa Kỳ. Nhiều gương mặt trong số các phi công đó đã có mặt tại triển lãm phi công chiến đấu Việt Nam.
|
Lần đầu tiên những hình ảnh về các phi công ưu tú của Không quân nhân dân Việt Nam được ra mắt tại triển lãm kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" |
|
Phi công MIG- 21 Nguyễn Hồng Mỹ. Ông sinh năm 1942 tại Nghệ An. Năm 1972 khi đang là trung uý phi công, ông là người đầu tiên bắn hạ máy bay F-4 khiến không quân Mỹ vô cùng khâm phục. Sau khi bị thương trong một trận không chiến, ông chuyển ngành đi học tiếp và tốt nghiệp ba đại học. Năm 1979 ông về nhận công tác tại Bộ Tài chính, đến năm 2006 nghỉ hưu tại Hà Nội |
|
Đại tá phi công MIG-21 Trương Tôn. Ông sinh năm 1946 tại Hà Tĩnh, học viên bay trường Không quân Liên Xô, phi công chiến đấu của Trung đoàn 921 và Trung đoàn 927; trung đoàn trưởng Trung đoàn 931 (1988). Ông nghỉ hưu năm 2007 |
|
Thượng tá phi công Su-22 Kiều Việt Anh (ảnh trong pa nô) được ông nội là Kiều Hữu Gác năm nay trên 100 tuổi và cha là Kiều Thanh (đeo băng đỏ) 66 tuổi- những người lính kỹ thuật hàng không kỳ cựu truyền lửa để tiếp bước cha anh cống hiến cho đất nước trong màu áo lính. Thượng tá Kiều Việt Anh, sinh năm 1981 là thế hệ thứ ba trong gia đình phục vụ trong Không quân nhân dân Việt Nam. Năm 2020 anh được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937 (Sư đoàn 370) |
|
Tên lửa đất đối không huyền thoại S-75 Dvina, ở Việt Nam được gọi là SAM 2. Cho tới nay, đây vẫn là hệ thống đã bắn hạ nhiều máy bay nhất trong lịch sử chiến tranh, với phần lớn thành tích là trong Chiến tranh Việt Nam khi đóng vai trò quyết định hạ bệ pháo đài bay B52. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng B52 (Hà Nội) |
|
Xác pháo đài bay B52 tại Bảo tàng Chiến thắng B52 |
Quang Lộc