Thứ sáu 20/12/2024 11:26

Dưa lưới công nghệ cao: Mô hình cần nhân rộng

Sản xuất dưa lưới mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 3-4 năm trở lại đây. Mặc dù qui mô sản xuất, canh tác vẫn còn rất nhỏ, lẻ, song trồng dưa lưới Nhật Bản theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao rất hiệu quả và có thể nhân rộng.

Việt Nam hiện mỗi năm nhập khẩu khoảng 22.000 tấn dưa có chất lượng cao, trong đó có giống dưa lưới, an toàn vệ sinh thực phẩm. Xuất phát từ nhu cầu trong nước, cũng như xu hướng Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp công nghệ cao để xuất khẩu, một số doanh nghiệp đã đầu tư trồng dưa lưới.

Ông Vũ Văn Vương - Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ cao Hà Nam (Hanam Hightech), cho biết: Hà Nam Hightech đã khảo nghiệm, đánh giá mức độ thích hợp với điều kiện Việt Nam và đã xây dựng dự án trồng dưa lưới Nhật Bản. Đây là một giống dưa có tỷ trọng dinh dưỡng cao và ngon, người Nhật Bản thường sử dụng để biếu, tặng những người tôn quý trong xã hội và gia đình...

Dưa lưới Nhật Bản trồng theo mô hình công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam

Hiệu quả kinh tế trồng dưa lưới là rất cao tính trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp (ha), hiện nay chưa có một cây trồng nào có thể vượt qua. Cụ thể, 1 ha mặt bằng đất nông nghiệp có thể trồng được 25.000 cây, mỗi cây thu hoạch 1 trái, bình quân khoảng 1,5 kg/trái, thời gian canh tác và thu hoạch 90 ngày. Với mức giá Hanam Hightech đang cung cấp sản phẩm dưa lưới cho các siêu thị bình quân từ 40.000-50.000 đồng/kg, thì 01 ha đất nông nghiệp trồng dưa lưới Nhậ Bản trong vòng 90 ngày, có thể thu được giá trị khoảng 1,687 tỷ đồng (25.000 cây, nhân với 1,5 kg/quả, nhân giá bán bình quân 45.000 đồng/kg).

Tại Hanam Hightech hiện đang có một khu hệ thống nhà kính trồng dưa lưới Nhật Bản có tổng diện tích khoảng 17 ha. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Văn Vương cho biết: Qui trình canh tác dưa lưới Nhật Bản áp dụng công nghệ cao, hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường. Từ khâu giống đến khâu thu hoạch đều thực hiện trong nhà chuyên dụng. Ở giai đoạn giống, hạt được gieo ươm trong khu nhà công nghệ mái cắt nắng và tưới phun sương tự động, tránh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sâu bệnh hại tồn dư trong đất, tăng cường phát triển bộ rễ và sức khỏe của cây. Ở giai đoạn phát triển, dưa được sinh trưởng trong nhà màng tăng khuếch tán ánh sáng, đặt trên giá thể vô trùng, không sử dụng đất mà sử dụng các chủng vi sinh vật hữu ích để nuôi cây. Mỗi gốc dưa lại được trồng trong một khay riêng, đặt trên mặt đất có bạt lót vệ sinh môi trường. Nhà màng được lắp đặt hệ thống thông gió, hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel có cảm biến độ ẩm tự động và có thể thể điều chỉnh từ xa thông qua thiết bị smartphone. Dưa thu hoạch xong, các phụ phẩm như thân cây, lá... sẽ được tận dụng sử dụng vào mục đích sản xuất khác.

Hệ thống nhà màng áp dụng trong qui trình trồng dưa lưới Nhật Bản theo công nghệ cao

Trong chiến lược phát triển của mình, Hanam Hightech đang hướng tới xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao theo mô hình liên kết 4 nhà (nhà khoa học - nhà nông - doanh nghiệp - nhà nước) để chuyển giao công nghệ và qui trình canh tác dưa lưới Nhật Bản cho người nông dân. Trong đó, doanh nghiệp xây dựng mô hình sản xuất kiểu mẫu, hiện đại và hiệu quả làm hạt nhân lan tỏa, ứng dụng công nghệ cao dễ vận hành, dễ chuyển giao. Các nông hộ có điều kiện từ 500 mét vuông đất nông nghiệp trở lên và có khả năng tiếp nhận chuyển giao khoa học - công nghệ đều có thể tham gia chuỗi sản xuất. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế, trong đó người nông dân có đất, có lao động tham gia sản xuất, còn doanh nghiệp cung ứng giống và các giải pháp khoa học kỹ thuật, chế biến, tìm thị trường và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Tại tỉnh Hà Nam, hiện Hanam Higtech đã bước đầu hình thành thí điểm được 4 mô hình hợp tác, chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới Nhật Bản. Các giống dưa lưới Nhật Bản đã và đang được trồng và thương mại hóa sản phẩm tại Hanam Higtech, bao gồm giống dưa Taki, Taka, Ichiba, AB Sweet, Takeda, Green Honey, Golden Honey… Tuy nhiên, để có thể nhân rộng được mô hình trồng dưa lưới Nhật Bản phổ biến tới người nông dân, giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất canh tác nông nghiệp cũng như thu nhập từ việc trồng dưa lưới, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nông dân tiếp cận tài chính để đầu tư.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp