Thứ tư 27/11/2024 07:51

Dự án Luật Thương mại (sửa đổi): Trình năm 2017, thông qua năm 2018

Tại hội thảo "Tổng kết thi hành Luật Thương mại 2005" do Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) vừa diễn ra tại Hà Nội và TP HCM, Bộ Công Thương cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc nghiên cứu, trình dự án Luật Thương mại (sửa đổi) trong năm 2017, thông qua vào năm 2018.
Đông đảo đại biểu tham dự Tổng kết Luật Thương mại 2005

Lộ trình trên được căn cứ vào việc ký kết, gia nhập và thông qua các điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật. Đó là các văn bản: Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII tháng 10/2015; Luật Đấu giá tài sản sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tháng 10/2016; các FTA Việt Nam - EU, TPP nếu được ký kết trong năm 2015 sẽ có hiệu lực thi hành trong giai đoạn 2017 - 2018; Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) dự kiến sẽ được xem xét gia nhập vào giai đoạn cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Theo Bộ Công Thương, so sánh với Luật Thương mại 1997, những điều chỉnh, bổ sung mới các quy định của Luật Thương mại 2005 đã đem lại những tác động tích cực rất to lớn cho hoạt động thương mại. Điều đó thể hiện ở chỗ hoạt động thương mại tăng trưởng rất mạnh bao gồm sự sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đồng thời với hoạt động thương mại nội địa; xuất hiện ngày càng nhiều các phương thức hoạt động thương mại mới; cơ cấu hàng hóa đã khác xa so với cơ cấu hàng hóa các năm 2005 trở về trước; số lượng thương nhân tham gia hoạt động thương mại ngày càng lớn… Bà Trần Đỗ Quyên - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho biết, so với Luật Thương mại 1997, Luật Thương mại 2005 đã trở thành một trong những nền tảng pháp lý quan trọng của Việt Nam làm tiền đề để gia nhập kinh tế quốc tế. Từ khi thực hiện, các vụ việc tranh chấp thương mại đã được các cơ quan tài phán giải quyết với tỷ lệ thành công cao (xấp xỉ 90%), có hiệu quả.

Tuy nhiên trên thực tế, theo Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), trong quá trình hội nhập, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường trong khi hoạt động quản lý, định hướng hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là quản lý nhập khẩu còn lúng túng. Một số phương thức hoạt động thương mại mới đang hình thành và phát triển, nhưng cơ sở pháp lý cho hoạt động này còn thấp hoặc chưa cụ thể mà chủ yếu nằm ở các văn bản dưới Luật…

Luật sư Ngô Việt Hòa - thành viên Dự án USAID GIG cho biết, ngoài quy định về giới hạn mức phạt 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm trong các hợp đồng thương mại được dẫn chiếu nhiều nhất, thì hầu hết các quy định quan trọng về hoạt động thương mại, chính sách thương mại không thể tìm thấy trong Luật Thương mại 2005. Thậm chí, nhiều quy định của Luật Thương mại gây ra sự chồng chéo không cần thiết trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Dân sự. Ngoài ra, nhiều quy định của Luật Thương mại đã “ngủ yên” trong 10 năm không được dẫn chiếu, áp dụng vì đã có quy định của các luật chuyên ngành…

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, nhiều quy định liên quan đến giấy phép, thủ tục hành chính như các hoạt động thương mại chỉ được thực hiện khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc cho phép, nhưng lại thiếu rõ ràng về điều kiện, tiêu chí cấp phép. Điều này không những gây khó cho các doanh nghiệp mà còn dẫn đến tình trạng cơ quan có thẩm quyền nhũng nhiễu, gây khó dễ...

Do vậy, sửa đổi Luật Thương mại là cần thiết để tránh những rủi ro cho thương nhân, doanh nghiệp và tạo sự minh bạch, ổn định cho môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại 2005 sẽ chủ yếu liên quan đến các nội dung: Chính sách hỗ trợ thương mại của nhà nước đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo; chính sách hỗ trợ việc xây dựng hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước; bổ sung quy định cụ thể về một số phương thức mua bán hàng hóa, phân phối hàng hóa, lưu thông hàng hóa trong nước; điều chỉnh một số khái niệm cho phù hợp với cam kết quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động thương mại; điều chỉnh nội dung quy định về xuất xứ hàng hóa cho phù hợp với thực tiễn cũng như cam kết quốc tế.

Cùng với Luật Thương mại 2005 sửa đổi, Bộ Công Thương đang thực hiện soạn thảo dự án Luật Quản lý ngoại thương, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, ngay trong năm 2016, Bộ Công Thương cũng sẽ xây dựng 7 Nghị định của Chính phủ nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại.
Quang Lộc - Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn