Đồng Tháp: Hiệu quả 10 năm bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sau 10 năm triển khai, công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp cải thiện cả về chất và lượng.
Quảng Trị: Hoạt động khuyến công nâng cao vai trò phát triển công nghiệp nông thônThừa Thiên Huế nâng cao chất lượng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Công tác tổ chức ngày một quy củ

Theo báo cáo từ Sở Công Thương Đồng Tháp, giai đoạn từ năm 2012-2021, Sở Công Thương thường xuyên tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị liên quan để phổ biến sâu rộng công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu bằng nhiều hình thức, như: Qua báo, đài, sổ tay tuyên truyền, tư vấn trực tiếp đến các cơ sở CNNT, tập huấn cho các cán bộ làm công tác bình chọn

Hàng năm, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch bình chọn, đồng thời phối hợp triển khai nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển CNNT. Năm 2022, là năm đầu tiên Sở Công Thương tiến hành thực hiện Quy trình thủ tục hành chính mức độ 4 đối với việc cấp Giấy chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh trên cổng thông tin dịch vụ công tỉnh Đồng Tháp.

Sản phẩm tranh sen của Hộ kinh doanh Bảy Nghĩa (huyện Lấp Vò) đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2020
Sản phẩm tranh sen của Hộ kinh doanh Bảy Nghĩa (huyện Lấp Vò) đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2020. Ảnh (ĐTO)

Kết quả, 10 năm qua Đồng Tháp đã tổ chức và công nhận 317 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện; 189 sản phẩm cấp tỉnh.

Cùng với công tác tổ chức ngày một quy củ, công tác hỗ trợ, phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu của địa phương cũng được chú trọng và mang lại hiệu quả cao.

Theo đó, đã có 57 cơ sở được hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; 12 cơ sở có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, cấp khu vực được hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm với khách tham quan; nhiều doanh nghiệp được kết nối, tìm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các kỳ hội chợ nhằm gắn kết giao thương trong và ngoài tỉnh…

Phát huy hiệu quả đạt được

Theo đánh giá từ Sở Công Thương Đồng Tháp, bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu là một trong những nội dung được tỉnh rất quan tâm trong chương trình khuyến công địa phương. Vì vậy, công tác triển khai chương trình đã thu hút được nhiều cơ sở CNNT tham gia, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Qua đó đã phát hiện được nhiều sản phẩm ngày càng có chất lượng, có giá trị cao, có tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường và mang tính đặc trưng của tỉnh.

Kết quả bình chọn là cơ sở để Sở Công Thương có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển, tạo việc làm cho người lao động tại địa phương, chuyển đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn. Đồng thời thu hút, khuyến khích, động viên kịp thời các cơ sở sản xuất CNNT nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn trong việc duy trì sản xuất và phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có tiềm năng lợi thế của địa phương.

Để phát huy hiệu quả này, Sở Công Thương Đồng Tháp tiếp tục xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới.

Cụ thể, địa phương tập trung thực hiện tốt công tác tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT hằng năm nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.

Ưu tiên nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho phát triển sản xuất sản phẩm CNNT tiêu biểu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, chú trọng khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì. Đồng thời hỗ trợ tích cực các cơ sở tham gia các kì hội chợ triển lãm để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến giao thương, tăng cường quảng bá và giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu để đưa sản phẩm đến với thị trường.

Bên cạnh đó, Đồng Tháp thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách về hỗ trợ sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp; kết hợp, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác để nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển CNNT.

Nắm bắt thông tin về tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh, cũng như nhu cầu tư vấn, để có kế hoạch hỗ trợ thiết thực và có hiệu quả đúng đối tượng, đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để từ đó có những giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời giúp doanh nghiệp củng cố và phát triển sản xuất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ cơ sở CNNT đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Tư vấn đến các cơ sở CNNT chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung đầu tư máy móc, thiết bị ứng dụng vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, có giá trị cao.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Xem thêm