Thứ sáu 15/11/2024 23:14

Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘'thủ phủ'' rác

Làng nghề truyền thống làm tăm hương ở bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa (TP. Hà Nội) theo dòng chảy xu thế nay thành ‘'thủ phủ’' phế liệu, chuyên thu mua, sơ chế rác…

Trước đây, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội có 6 thôn thì có 5 thôn làm tăm hương, trong đó riêng thôn Xà Cầu lại đặc trưng về làm hương đen. Tuy nhiên, do không cạnh tranh được với các nơi khác, một số hộ dân đã chuyển sang thu gom, tái chế rác.

Dần dần, nghề mưu sinh đặc biệt này lan rộng ra khắp làng và trở thành "truyền thống mới", biến làng nghề vốn nổi tiếng bởi mặt hàng thủ công truyền thống thành "thủ phủ" phế liệu ngoại thành Hà Nội.

Và những người dân bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa gọi đây là "dòng chảy xu thế" bởi họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải mưu sinh theo làng nghề hiện đại.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Lê Thị Mẫn (58 tuổi), một trong số những người đầu tiên làm phế liệu ở làng chia sẻ: "Ban đầu ở đây chỉ lác đác một vài người làm nhưng giờ thành cả làng làm nghề thu gom, phân loại, tái chế nhựa phế liệu. Hoạt động này đã biến làng nghề hương đen truyền trống khi xưa thành ‘thủ phủ'' phế liệu lớn nhất tại Hà Nội”.

Ông Nguyễn Hữu Nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú Cầu cho biết, theo thống kê, riêng thôn Xà Cầu hiện có khoảng 170-180 hộ gia đình (trên tổng số 800 hộ) làm nghề thu mua, sơ chế rác thải nhựa.

Thanh niên trai tráng, khỏe mạnh đứng máy nghiền, máy xả nước, bốc dỡ hàng lên xuống xe. Người già, trẻ em và phụ nữ thì phân loại, bóc nhãn mác, rửa chai lọ…

Nhựa phế phẩm sau khi sơ chế rồi nghiền nhỏ, bán lại cho các công ty, nhà máy sản xuất đồ nhựa. Vì thế, nơi đây luôn nhộn nhịp mua, bán vào cuối giờ chiều, khi nhiều thương lái tới lui thu gom và mua từng loại nhựa, sắt đã được phân loại.

Trong số gần 200 hộ gia đình làm nghề thu gom, phân loại phế liệu ở thôn Xà Cầu, gia đình ông Phan Văn Lĩnh (46 tuổi) hiểu rõ và xác định rằng, làm nghề này vừa nhàn lại có thu nhập cao hơn làm ruộng nhưng phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, mùi hôi từ các loại chai nhựa đã qua sử dụng.

Bà Thơm (48 tuổi) - một trong những người trực tiếp làm nghề không giấu nổi nỗi lo lắng của mình. Những núi rác thải nhựa chất đầy hai bên đường liên xã, liên thôn… mưa nắng rỉ nước, chảy trực tiếp xuống kênh mương, ao hồ, thậm chí ngấm ra ruộng khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Những ngày trời nắng 30 độ như hôm nay, mùi rác càng nồng nặc, khó chịu”, bà Thơm cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú Cầu cho hay, để giảm thiểu ô nhiễm, chính quyền đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý rác với Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hòa Bình (Lạc Thủy, Hòa Bình).

Ngoài ra, các cán bộ thôn cũng được giao nhiệm vụ cắt cử người hướng dẫn bà con nhân dân tập kết rác thải không thể tái chế ở vị trí quy định. Khi đủ số lượng, xe của công ty sẽ tiến hành chuyên chở. Mức giá xử lý hiện nay là 700 đồng/kg.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Công Thương ghi nhận tại “thủ phủ'' rác ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội:

Gần 20 năm trước, thôn Xà Cầu nổi tiếng với nghề truyền thống làm hương đen và tăm tre thủ công
Do không cạnh tranh được với các nơi khác, một số hộ dân đã chuyển sang thu gom, phân loại và sơ chế phế liệu để bán lại cho các nhà máy tái chế
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe chở đủ các loại phế liệu, rác thải, nhất là vỏ chai nhựa được chất thành đống để khắp đường làng, ngõ xóm
Ngổn ngang những bao tải phế liệu được chất đống lối đi trong thôn, thậm chí cao quá mái nhà của nhiều hộ gia đình thu gom
Hai bên đường liên thôn, thậm chí ngay cả dưới mặt đường cũng ngập “rác”
Cả một làng nghề chết yểu, không còn làm hương đen, đến lúa cũng không dám cấy vì sợ nước bẩn, thay vào đó là cấy… nhựa
Nắp chai nước truyền - đó là thứ còn lại sau quá trình phân loại. Những "sản phẩm" này sẽ được rửa sạch rồi đưa vào hệ thống máy nghiền nhằm tạo ra nhựa sơ chế
Các hạt vi nhựa không thể tái chế theo dòng nước trôi xuống mương từ đường dẫn nước thải của một hộ gia đình thu gom phế liệu
Với khối lượng “khổng lồ”, rác thải cứ thế tràn vào nghĩa trang, nằm xen kẽ giữa các ngôi mộ
Theo thống kê, mỗi năm lượng rác thải phát sinh từ nghề sơ chế phế liệu ở thôn Xà Cầu rơi vào khoảng 150 tấn
Từ già trẻ gái trai, ai cũng làm được vì công việc hết sức đơn giản, mỗi ngày kiếm trung bình từ 100.000 - 300.000 đồng
Mang lại thu nhập, nhưng phế thải cũng để lại nhiều hệ lụy cho Xà Cầu.
Ngọc Hoàn
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại xưởng bao bì trên địa bàn huyện Hoài Đức, khói đen mù mịt

Nối dài hành trình ‘Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh’

Công tác phối hợp kiểm toán ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Sắp có bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội?

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Phong Nha - Quảng Bình: Voọc xuống đường tấn công người dân

Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới

Bàn giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp mỏ và năng lượng

Tin cuối cùng về bão số 8

Thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' với Nguyễn Đỗ Trúc Phương

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11/2024: Thời tiết đẹp cho cả 3 miền

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết: Tin bão gần biển Đông - Bão USAGI

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Ông Trần Văn Khương giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên