Đồn điền CADA - nơi khởi nguồn của ngành cà phê Việt Nam
Đồn điền CADA là cơ sở cách mạng, địa chỉ đỏ của phong trào công nhân đồn điền Đắk Lắk, là nơi khởi nguồn của ngành cà phê Việt Nam.
Di tích Đồn điền Cada nằm trên địa bàn xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, là một trong những đồn điền ra đời sớm với quy mô rộng lớn, được viết tắt từ tên gọi Công ty Nông nghiệp Á Châu (COMPAGNIE AGRICOLE D’ASIE). Đồn điền CADA do Pháp xây dựng vào năm 1922 để trồng cà phê, chè, mở đầu cho việc cướp đoạt đất đai để khai thác tài nguyên một cách quy mô. |
Từ một đồn điền của thực dân Pháp đã trở thành cơ sở cách mạng. CADA là nơi đánh dấu những sự kiện lịch sử tiêu biểu về sự ra đời và trưởng thành vững chắc của chính quyền Việt Minh, hòa cùng nhân dân các dân tộc ở Đắk Lắk khởi nghĩa giành chính quyền (24-8-1945) mở ra một giai đoạn mới rực rỡ hơn bao giờ hết trong lịch sử tỉnh nhà. |
Sau ngày đất nước thống nhất, Đồn điền CADA được giao cho Công ty Nông nghiệp Đắk Lắk quản lý, trên cơ sở đó năm 1977 Nông trường cà phê Phước An được thành lập, tiếp đó tháng 5/1989 Nông trường cà phê tháng 10 ra đời. Hai Nông trường này đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Pắk nói riêng. |
Với những giá trị lịch sử to lớn, ngày 26/1/1999, đồn điền CADA vinh dự được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, di tích lịch sử CADA có tổng diện tích, khoanh vùng các khu vực bảo vệ là gần 44.000m2, là điểm đến hấp dẫn để du khách và người dân trong tỉnh tìm hiểu về quá trình đấu tranh giành chính quyền của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. |
Thời gian qua, Khu Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia Đồn điền CADA đã được đầu tư, tôn tạo. Đến nay, địa phương tiếp nhận 60 hiện vật của các đơn vị hiến tặng. |
Trong đó, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với địa danh CADA và vùng đất Krông Pắk. (Trong ảnh: Máy bóc tách vỏ cà phê) |
"Cà phê tươi nhập vào bể 95% quả chín, cà phê xanh già 5%" - lời nhắc tỷ lệ trái cà phê khi bỏ vào bể rửa được ghi trên tường đồn điền CADA. |
Một góc nhà máy Đồn điền CADA. |
Hệ thống sấy lồng tại Đồn điền CADA được kết hợp với các thiết bị tự rửa, bóc vỏ lụa, làm ráo nước. |
Máy sạc khô phân loại cà phê được trưng bày tại Đồn điền CADA, ra đời năm 1987, được sản xuất tại Việt Nam |
Hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, di tích lịch sử Đồn điền CADA là điểm đến quan trọng trong chuỗi hoạt động trải nghiệm trên địa bàn huyện Krông Pắc, là nơi kết nối quá khứ và hiện tại trong quá trình cây cà phê bén rễ, phát triển trên vùng đất Tây Nguyên. |
Hiện nay, UBND huyện Krông Pắk đã mở cửa hoạt động đón tiếp du khách đến thăm quan, tìm hiểu về lịch sử ngành hàng cà phê và lịch sử văn hóa, con người huyện Krông Pắk. |
Di tích mở cửa phục vụ người dân, du khách tất cả các ngày trong tuần nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa chỉ đỏ của phong trào công nhân đồn điền Đắk Lắk. |
Một số dụng cụ lao động của công nhân Đồn điền cà phê CADA một thời được trưng bày. |
Huyện Krông Pắk mong muốn nơi đây sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách và là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. |
Trải dài qua một quá trình lịch sử, Đắk Lắk giờ đây được được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê Việt Nam, bởi diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước. Nhiều năm qua, cà phê là nông sản chủ lực trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. |
Bài viết cùng chủ đề:
Tỉnh Đắk Lắk