Thứ hai 23/12/2024 04:38

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 110 dự án vào khu vực Tam giác phát triển Lào và Campuchia

Doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 110 dự án với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD vào khu vực Tam giác phát triển tại Lào và Campuchia.

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) diễn ra vào sáng 1/3 tại Attapeu (Lào), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, 25 năm qua, 3 nước đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chung, đã và đang góp phần xây dựng khu vực Tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam không chỉ trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối với khu vực mà còn thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi giữa 3 Quốc hội, 3 Chính phủ, các tổ chức và người dân của 3 nước thông qua sự hợp tác toàn diện ở các lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, thương mại, đầu tư, công nghiệp, tài chính ngân hàng…

Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) diễn ra vào sáng 1/3 tại Attapeu (Lào)- Ảnh MPI

Cũng theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trong khuôn khổ hợp tác Campuchia- Lào-Việt Nam, chúng ta bước đầu đã xây dựng, hình thành được các cơ chế chính sách thông thoáng thúc đẩy đầu tư, thương mại trong khu vực. Các dự án đầu tư lớn đã và đang được triển khai trong các lĩnh vực thủy điện, hợp tác tìm kiếm, khai thác và chế biến khoáng sản, trồng, chế biến sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng dần được hình thành và phát triển, nhất là trong lĩnh vực giao thông, thủy điện.

Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 110 dự án với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD vào khu vực Tam giác phát triển tại Lào và Campuchia.

Quy mô kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào không ngừng được mở rộng từ mức 823,4 triệu USD năm 2016 lên 1,63 tỷ USD năm 2023 (gấp 2,1 lần). Quy mô thương mại Việt Nam-Campuchia tăng gấp gần 3 lần; từ mức 2,92 tỷ USD năm 2016 lên tới 8,56 tỷ USD vào năm 2023.

Hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, giao thông, nông nghiệp, y tế, du lịch... cũng được các bộ, ngành và địa phương 3 nước triển khai tích cực và hiệu quả. Trang thông tin điện tử chung của Khu vực Tam giác phát triển Campuchia- Lào- Việt Nam với 4 thứ tiếng Campuchia, Lào, Việt và tiếng Anh đã bước đầu phát huy tốt vai trò là nguồn thông tin tư liệu quan trọng quảng bá về Khu vực Tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam, cập nhật các dự án, hoạt động hợp tác trong khu vực.

Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 110 dự án với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD vào khu vực Tam giác phát triển tại Lào và Campuchia. (Ảnh MPI)

Bên cạnh những kết qủa của khu vực đã đạt được trong thời gian qua, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khiến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực chưa thực sự tạo được bước đột phá. Đó là những bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế; hợp tác thương mại và đầu tư còn nhiều bất cập; các chính sách thuế, hải quan, thủ tục đầu tư chưa được nhất quán. Cùng với đó, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, bất ổn của thị trường lương thực, năng lượng, tài chính-tiện tệ, sự suy giảm đầu tư, đứt gẫy các chuỗi cung ứng trên thế giới…. đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và cản trở trong việc triển khai các mục tiêu phát triển trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào- Việt Nam.

Trên cơ sở đó, để thúc đẩy việc triển khai cũng như xây dựng định hướng, kế hoạch hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam cho các năm tiếp theo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng 3 nước cần có những giải pháp đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thể chế.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác thuộc các lĩnh vực, trong đó về hợp tác kinh tế, cần tiếp tục phổ biến và xây dựng Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã thống nhất và ký kết trong khuôn khổ hợp tác của khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam bao gồm cả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương đã được ký kết giữa các nước.

Tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho khu vực Tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam để khuyến khích thương mại-đầu tư, trong đó chú trọng thương mại biên giới và phát triển kinh tế cửa khẩu trên đất liền giữa ba nước, xây dựng hạ tầng cơ sở biên giới. Đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biên giới, bảo quản nông sản, kiểm định chất lượng... góp phần giảm chi phí về lao động, phương tiện đi lại…

Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, điện mặt trời, điện gió, công nghiệp khai thác, chế biến được triển khai trong khu vực. Đồng thời, triển khai nhanh, hiệu quả Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển với các thành viên ASEAN khác.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Hội nhập kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba