Thứ hai 23/12/2024 09:20

Doanh nghiệp Việt Nam – Algeria tìm kiếm cơ hội hợp tác

Gần 300 doanh nghiệp Việt Nam - Algeria thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau đã tham dự đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ ngành hai nước, nhằm tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và hợp tác hai bên. Sự kiện diễn ra tại Thủ đô Algiers tối 1/6, nhân chuyến thăm của đoàn Chính phủ Việt Nam tới đất nước này.

Lãnh đạo Algeria đón đoàn Chính Phủ Việt Nam, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu. Ảnh: TTCP

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Mỏ Abdessalem Bouchouareb đánh giá, Việt Nam và Algeria có tiềm năng lớn để xây dựng quan hệ đối tác kinh tế bền vững, xứng tầm với quan hệ chính trị giữa hai nước. Algeria đang thu hút đầu tư trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng; nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi; dầu khí, khai thác mỏ; hóa chất, dược phẩm; xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở… Đây là những lĩnh vực mà Algeria mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang Algeria đầu tư, kinh doanh, cả sản xuất và phân phối. Đặc biệt Algeria mong muốn Việt Nam hỗ trợ để khôi phục lại ngành dệt may và da giày.

“Chính phủ Algeria sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết và hỗ trợ một cách tích cực nhất để doanh nghiệp hai nước hợp tác và hiện thực hóa các dự án” - Bộ trưởng Abdessalem Bouchouareb cam kết.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước năm 2014 đạt gần 250 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất siêu gần như 100%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Algeria là cà phê, gạo, điện thoại các loại, linh kiện,… Trong quý I/2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Algeria đạt gần 70 triệu USD. Hiện nay, Algeria là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Phi. Tại hội đàm giữa Thủ tướng hai nước, hai Thủ tướng nhất trí, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương hiện nay lên 1 tỷ USD (gấp 4 lần) trong vài năm tới.

Tại Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ những thông tin về tình hình và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; đồng thời khẳng định Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam hiện đã trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.200 USD/năm (GDP tính theo sức mua ngang giá khoảng 5.600 USD). Hiện có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 100 tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 18.220 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 260 tỷ USD (đã giải ngân 130 tỷ USD); tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 300 tỷ USD.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng cho giới DN Algeria biết, Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, nỗ lực cùng các nước ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế vào cuối năm 2015 - một thị trường 625 triệu dân, GDP khoảng 2.500 tỷ USD và đến năm 2030 là khoảng 10.000 tỷ USD. Việt Nam cũng đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc và mới đây là với Liên minh kinh tế Á – Âu. Dự kiến sẽ sớm ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do với EU và đang tích cực đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

“Với 14 Hiệp định Thương mại tự do, trong thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G20. Việt Nam sẽ là cửa ngõ quan trọng để doanh nghiệp Algeria tiếp cận thị trường hết sức rộng lớn” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Liên doanh thăm dò, khai thác dầu khí giữa Petrovietnam và Công ty Dầu khí Quốc gia Algeria (Sonatrach) có tổng số vốn đầu tư 1,26 tỷ USD là biểu tượng cho sự hợp tác đầu tư giữa hai nước. Thủ tướng bày tỏ mong muốn Algeria tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư trong các lĩnh vực dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, dệt may, da giày, hóa chất, phân bón, khai khoáng, viễn thông, công nghệ thông tin… trở thành cửa ngõ cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường châu Phi.

Như vậy, tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa hai bên là rất lớn và khá rõ ràng, vấn đề quan trọng thuộc về DN hai bên, cần bàn bạc cụ thể, tìm ra các phương án hợp tác thích hợp để tối đa hóa hiệu quả hợp tác.

Sau cuộc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp một số doanh nghiệp lớn của Algeria hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dệt may, chăn nuôi và rượu vang hiện đang có mong muốn hợp tác với Việt Nam.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh