Thứ tư 27/11/2024 23:06

Doanh nghiệp tăng kết nối để phát triển bền vững ngành chế biến gỗ

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), ngành gỗ hiện nay có hơn 4.300 DN, trong đó, trên 95% các DN gỗ có quy mô nhỏ, sở hữu tư nhân với số lượng dưới 50 lao động. Và thực tế là việc liên kết giữa các DN trong nội bộ ngành vẫn còn rất hạn chế.  

​Tại Diễn đàn Doanh nghiệp kết nối vì mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến gỗ diễn ra ngày 14/4, các doanh nghiệp (DN) trong ngành đã cùng chia sẻ, thảo luận những nguyên nhân hạn chế còn tại tồn tại và đưa ra hướng giải pháp để ngành chế biến gỗ phát triển bền vững.

Liên kết giữa DN trong ngành còn hạn chế

Ông Điền Quang Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2 - cho biết, vấn đề phát triển bền vững ngành gỗ liên kết không còn xa lạ nhưng vẫn là câu hỏi khó cho nhiều DN. Một chuỗi của ngành chế biến gỗ là nguyên liệu, sản xuất và thị trường. Có những DN đạt đỉnh cao trong kinh doanh nhưng vẫn phá sản khi không có sự phát triển bền vững. Do đó, việc liên kết giữa các DN sẽ quyết định sự sống còn của ngành trong tương lai.

Về vấn đề này, ông Võ Quang Hà, Tổng Giám đốc Công ty CP Tân Vĩnh Cửu (Tavico) - cho hay, để liên kết thành công các DN phải có cùng chí hướng và phù hợp vì mục tiêu chung.

Để bền vững, các DN liên kết phải ngồi lại với nhau để tìm hướng tháo gỡ, tránh sự mâu thuẫn lợi ích với nhau. Và Hiệp hội phải nâng cao vai trò hơn trong việc trở thành trung gian nắm bắt được yêu cầu, năng lực của DN… để tìm ra sự tương đồng hoặc sự tương hỗ nhằm giúp đôi bên cùng có lợi. Vì nếu việc liên kết nội bộ ngành không làm tốt sẽ không có sự cộng hưởng, không cạnh tranh được với DN nước ngoài.

Đề xuất hướng liên kết, ông Điền Quang Hiệp cho rằng ngành chế biến gỗ cần gấp rút hình thành cụm công nghiệp chế biến gỗ để giúp các DN trong ngành có cơ hội chia sẻ thông tin, tận dụng nguồn lực sẵn có và đơn hàng với nhau. Bởi với tình hình mỗi DN nằm mỗi nơi như hiện nay thì rất khó kết nối làm việc với nhau.

Tăng cường các chuỗi liên kết giá trị

Ngoài việc thảo luận về hình thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ, nhiều ý kiến cho rằng, để ngành chế biến phát triển bền vững, mấu chốt của thành công là phải liên kết để tạo thành chuỗi giá trị từ nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiếp cận thị trường. Các DN cần liên kết với nhau và tạo lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các hộ trồng rừng để có nguyên liệu ổn định và giảm rủi ro.

Liên quan đến liên kết hộ trồng rừng, Ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES) - cho biết, phát triển trồng rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng với ngành chế biến gỗ và dăm xuất khẩu của Việt Nam. Xu hướng thị trường cho thấy nhu cầu sử dụng gỗ trồng rừng, đặc biệt là để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ngày càng lớn. Điều này có nghĩa là nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng ngày càng được ưa chuộng và là một trong những nguồn cung quan trọng của ngành gỗ.

Để duy trì nguồn nguyên liệu hợp pháp, mô hình liên kết giữa các công ty gỗ và các hộ gia đình trồng rừng đã đuợc hình thành và đang trên đà phát triển. Liên kết này dựa vào niềm tin rằng các nguồn lực của các bên tham gia liên kết sẽ được tối đa hóa. Cụ thể, công ty chế biến gỗ có tiềm lực về vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ, trình độ quản lý và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; các hộ dân có nguồn đất rừng và lao động.

Tại Việt Nam, hiện nay mô hình liên kết phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là một mô hình điển hình giữa công ty chế biến gỗ và các hộ trồng rừng miền núi. Trong liên kết này, các công ty chuyên chế biến sản phẩm gỗ cho Tập đoàn IKEA như Công ty CP XNK Gỗ Nam Định (NAFOCO), Công ty Woodsland đã liên kết với các hộ có nguồn rừng trồng tại các tỉnh như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Trị nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn, đạt chứng chỉ FSC nhằm tạo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho các công ty này để sản xuất sản phẩm cho Tập đoàn IKEA (gọi tắt là liên kết IKEA).

Theo ông Quang, IKEA có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, hiện các sản phẩm gỗ của IKEA tại Việt Nam được cung cấp bởi trên 10 nhà cung cấp/công ty chế biến gỗ. Chỉ có những DN chế biến quy mô lớn, có nguồn nguyên liệu tốt mới có thể đáp ứng được các yêu cầu của IKEA.

Tham gia thảo luận tại diễn đàn, nhiều ý kiến khác cũng cho biết, các DN phải chủ động xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, để làm được điều này, các DN cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các hiệp hội trong cơ chế, chính sách, đơn giản thủ tục hành chính và tiếp cận thị trường.

Mai Ca - Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón