Thứ hai 18/11/2024 12:25

Doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm trước sự kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đang dấy lên nhiều lo ngại về tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.    

Trước vấn đề này, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến, thương mại Nhật Bản (Jetro) văn phòng Hà Nội - ông Takeo Nakajima đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí tại buổi họp báo công bố kết quả Khảo sát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, ngày 14/2.

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Jetro Hà Nội

Hiện tỷ lệ thu mua nguyên liệu tại Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản đang ở mức thấp, vậy trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát đã có tác động đến sản xuất, nguồn cung nguyên liệu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, song để đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh chúng ta cần có thời gian. Nhưng hiện đang có những phát sinh đối với doanh nghiệp Nhật Bản, như doanh nghiệp phải gia tăng biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên, người lao động…

Về hoạt động sản xuất, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn duy trì bình thường do vẫn còn nguồn hàng lớn đang tồn kho. Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và chỉ 10% xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nên việc tạm dừng, hay hạn chế các hoạt động vận chuyển, giao thương là chưa thể đánh giá được tác động một cách cụ thể, vì hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc không phải là nhiều.

Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sản xuất, nhất là các nguyên phụ liệu thu mua từ Trung Quốc. Đặc biệt, khi doanh nghiệp Trung Quốc bị ngừng trệ hoạt động, sản xuất do thiếu lao động thì chắc chắn là tác động nhất định trong dài hạn.

Trong trường hợp dịch kéo dài, Jetro sẽ có biện pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, nhất là các hoạt động tiếp cận các nguồn thu mua nguyên liệu, tìm thị trường xuất khẩu mới?

Với chức năng nhiệm vụ của mình, Jetro là đầu mối thu nhận thông tin, ý kiến của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam để nắm các khó khăn mà họ đang gặp phải do tác động của dịch Covid-19. Hiện nhiều doanh nghiệp khá lo ngại khi như nhà máy bị đóng cửa, hàng hóa không dịch chuyển được, lao động tạm thời ngừng cấp phép làm việc… Dựa trên thực tế này, chúng tôi sẽ kiến nghị tới Chính phủ Việt Nam để xem xét cách thức, giải pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp cho doanh nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, theo dự kiến, Jetro sẽ triển khai nhiều chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2020, song với tình hình dịch bệnh hiện nay chúng tôi đã có kế hoạch thay đổi cách thức triển khai nhằm hạn chế thấp nhất sự gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, kế hoạch một số hoạt động dự kiến sẽ tổ chức quy mô, có tính mở rộng, tránh yếu tố rủi ro thì nay sẽ được chúng tôi thực hiện hẹp hơn, mang tính chất cá biệt hơn.

Dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp, ông có thể đưa ra dự đoán nào về ảnh hưởng của dịch đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản ?

Mới đây, chúng tôi cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin việc đưa ra các kịch bản về tác động của dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam. Theo kịch bản, nếu dịch kéo dài sang quý II thì sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng sẽ bị tác động không nhỏ. Và thực tế, hiện nay Nhật Bản cũng là quốc gia chịu tác động của dịch bệnh này. Do đó, theo suy đoán, dịch Covid-19 có thể làm trì trệ hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản trong ngắn hạn.

Thời gian qua và cho đến thời điểm này, các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế tác động tiêu cực của dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam là hết sức nhanh chóng và kịp thời, điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản rất yên tâm với các chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên, việc hạn chế đi lại của người dân, du khách cũng như vận chuyển hàng hóa theo tính toán sẽ có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, khi dịch kéo dài, phức tạp hơn thì Chính phủ Việt Nam cần đưa ra giải pháp khoa học, hỗ trợ kịp thời, phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Xin cảm ông!

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Lùi một năm thực thi EUDR, Việt Nam thêm thời gian đảm bảo chuỗi cung ứng

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'