Thứ hai 23/12/2024 18:38

Doanh nghiệp chờ đợi điều gì gói hỗ trợ lần 2

Mặc dù Việt Nam đã thành công trong kiểm soát đại dịch, nhưng hoạt động của các DN vẫn còn phải gánh chịu rất nhiều khó khăn. Nhiều DN hiện đã rơi vào tình trạng cần “cấp cứu”, nếu không thực thi chính sách hỗ trợ nhanh hơn thì sẽ “chết lâm sàng”. Hơn bất cứ lúc nào, thời điểm này DN cần sự đồng hành, hỗ trợ từ Chính phủ, các cơ quan, ban ngành mạnh mẽ hơn, trúng nhu cầu, thực tế của DN.
Các chuyên gia kinh tế cũng như nhiều DN đều đặt kỳ vọng Chính phủ có gói hỗ trợ kinh tế lần 2 nhằm tránh hệ quả của một đại dịch lớn chưa từng có trong lịch sử. Ảnh: ST

Gói hỗ trợ lần 1 – tốc độ còn chậm

Về gói hỗ trợ tín dụng, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 14/9, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; cho vay mới có lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310 nghìn khách hàng. Như vậy, tổng hạn mức tín dụng này đã vượt qua con số 300.000 tỷ đồng đặt ra ban đầu. Tuy nhiên, một chính sách hỗ trợ vẫn còn tỷ lệ thực hiện chưa cao như gói 62.000 tỷ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mới giải ngân được 11.000 tỷ đồng…

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, hậu Covid-19, muốn phát triển sản xuất thì Nhà nước và tất cả ngành phải vào cuộc, giảm các chi phí thì DN mới có thể tồn tại được. Với những khó khăn như hiện nay, DN nào cũng cần thêm nguồn lực về tài chính, nhưng các gói hỗ trợ về tín dụng vẫn còn đưa ra tiêu chí quá cao, lãi suất cao nên nhiều DN chưa thể tận dụng được.

Đặc biệt, nhiều DN phản ánh vẫn chưa thể tiếp cận được các gói ưu đãi của Chính phủ bởi điều kiện tiếp cận rất khó khăn. Như về gói tín dụng 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% để DN trả lương cho người lao động, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, nhưng doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động mà không vay gói này.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động là do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ đã khống chế tốt dịch đợt 1, các doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục 1 tháng nên không đủ điều kiện được UBND tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định.

Vì thế, ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh, chính sách và các gói hỗ trợ hiện nay chưa phát huy hiệu quả ở chỗ hướng vào hỗ trợ những DN đã hết khả năng sống được, trong khi việc cần thiết là phải hỗ trợ để làm sao DN vẫn đang cầm cự và còn khả năng xoay xở để tồn tại. Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, các nỗ lực của Chính phủ là đã kịp thời, quyết liệt và chủ động đưa ra chính sách hỗ trợ, tuy nhiên, tốc độ thực hiện còn chậm, việc tiếp cận các gói còn khó khăn khiến tác động từ các chính sách hỗ trợ đến hoạt động thực tế của DN còn hạn chế.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan này cần theo dõi sát tình hình thực tiễn để có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Chú trọng đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó lưu ý rà soát, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, đất đai, tín dụng, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và những vấn đề liên quan. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, làm chậm, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, DN...

Củng cố niềm tin và tạo động lực

Theo kết quả khảo sát lần thứ 3 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), nhiều DN đã suy giảm niềm tin về hiệu quả chính sách đã ban hành cũng như hướng đề nghị các chính sách mới. Các DN cho biết, khó tiếp cận chính sách bởi điều kiện chưa hợp lý hoặc chưa thực tiễn, quy trình thủ tục phức tạp. Chính vì thế, một gói chính sách hỗ trợ mới được các DN và hiệp hội mong muốn là phải hướng tới việc củng cố niềm tin và tạo động lực cho DN.

Theo TS. Võ Trí Thành, các cơ quan chức năng cần xem xét đến gói kích thích kinh tế “mới tinh” đến cả năm 2021, bởi Việt Nam vẫn còn nguồn lực để thực hiện. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ trong lần 1 vẫn cần tiếp tục được thực thi nhưng phải thêm các biện pháp bổ sung, như kéo dài thời hạn xử lý nợ và đóng thuế, phí; giảm thuế, phí cùng hỗ trợ cho cả các DN, tập đoàn lớn. Đặc biệt, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thay vì các chính sách hỗ trợ khi DN đã “kiệt quệ” và đổ vỡ thì cần hướng nhiều hơn vào những chính sách giúp DN tiết giảm được dòng tiền chi ra, giúp DN cân đối dòng tiền vào các khoản chi tối thiểu nhằm duy trì sản xuất…

Với các DN, ông Nguyễn Xuân Dương kiến nghị, các cơ quan quản lý, ngành ngân hàng nên có thêm giải pháp để giảm lãi suất cho vay, nới điều kiện vay vốn, đồng thời tăng kinh phí đào tạo lao động cho DN. Hơn nữa, chi phí Bảo hiểm xã hội và phí công đoàn đã chiếm 30% quỹ tiền lương, nếu giảm được những chi phí này sẽ giúp DN phát triển. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý, 50% DN có thể phá sản, khi đó DN buộc phải sa thải lao động, Chính phủ lại phải lo trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo.

Cùng với những vấn đề trên, kết quả điều tra của Ban IV còn cho thấy, các DN đề xuất giảm thuế Thu nhập DN 30% cho tất cả DN trong năm 2020, thay vì chỉ áp dụng với trường hợp DN có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang năm 2021; miễn đóng kinh phí công đoàn trong cả năm 2020 đến năm 2021. Đề xuất giảm mức thuế GTGT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch…

haiquanonline.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh

J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải phục vụ mùa tết 2025