Thứ hai 25/11/2024 17:31

Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2017- “Nóng” định giá tài sản thương hiệu

Ngày 4/12, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã phối hợp với Công ty Brand Finance tổ chức Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2017 với chủ đề “Định giá tài sản thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp (DN) và các chuyên gia tới từ nhiều lĩnh vực.
Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2017

Phát biểu tại diễn đàn ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương cho biết: Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc cạnh tranh giữa các DN trong nước với các DN nước ngoài diễn ra khốc liệt. Vì vậy, các DN cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những vấn đề được cộng đồng DN và các cơ quan quản lý Nhà nước hết sức quan tâm là hoạt động định giá tài sản thương hiệu, đây cũng là nhu cầu thiết thực đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thương hiệu được coi là tài sản vô giá của DN, thậm chí tại nhiều DN tài sản thương hiệu lớn hơn tài sản vật chất. Do vậy việc định giá thương hiệu theo tiêu chuẩn tài chính hết sức quan trọng góp phần giảm thiểu thất thoát cho Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa và tránh thiệt thòi cho DN trong quá trình cạnh tranh, nhượng quyền… Tuy nhiên trên thực tế, định giá thương hiệu vẫn là khái niệm khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Mặc dù làn sóng mua bán sát nhập đã xảy ra nhưng do chưa nhận thức và định giá một cách chuẩn tắc theo quy định quốc tế nên giá trị của một số thương hiệu đã không được đánh giá đúng. Thậm chí đã có thương hiệu chịu thiệt trong quá trình mua bán sát nhập.

Theo ông Lại Tiến Mạnh- Giám đốc Công ty Cổ phần Mibrand, nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có công cụ pháp lý chuẩn mực nào trong lĩnh vực này khiến các DN rất lúng túng. Cùng đó, bản thân DN trong nước cũng chưa đủ khả năng định giá thương hiệu theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Đặng Xuân Minh- Tổng Giám đốc AVM Vietnam cũng cho hay: Quy định về tài sản vô hình trong định giá thương hiệu đã được Bộ Tài chính ban hành nhưng mới chỉ ở mức cơ bản và chưa có hướng dẫn cụ thể. Quy định về cơ sở góp vốn cũng chưa đầy đủ, rõ ràng. Trong khi đó, việc tiếp cận thông tin DN khó khăn; thông tin so sánh hay những chỉ số về ngành thiếu, thậm chí phải tham khảo chỉ số của các tổ chức nước ngoài; dùng nhãn hiệu trong các giao dịch chưa nhiều… là những yếu tố khiến việc định giá thương hiệu của DN Việt rất khó khăn.

Nhằm tháo gỡ cho những bất cập trên, ông Đặng Xuân Minh đề xuất: Nhà nước ban hành cơ sở pháp lý rõ ràng hơn và hướng dẫn chi tiết về định giá thương hiệu. Với việc cổ phần hóa các DN, Nhà nước cần đấu giá minh bạch và theo lộ trình đây là giải pháp tốt để hạn chế tình trạng thất thoát. Về phía DN, bên cạnh đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh DN cũng cần chú trọng đầu tư cho thương hiệu. Theo đó, thương hiệu cần xây dựng trên chiến lược dài hạn, có thể sát nhập và phát triển nhiều thương hiệu nhánh, từ đó tạo sự cộng hưởng về uy tín cũng như doanh thu.

Ông Samir Dixit- Giám đốc vùng vhâu Á- Thái Bình Dương- Công ty Brand Finance cũng khuyến cáo: DN Việt Nam từ trước tới nay thường chú trọng marketing để thúc đẩy bán hàng chứ chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu, đó là một trong những sai lầm lớn bởi khó có thể tạo ra tính bền vững cũng như tăng giá trị của thương hiệu. Do đó DN nên chú trọng xây dựng hình ảnh của thương hiệu thông qua các cách thức quảng cáo, truyền thông, tình cảm thương hiệu…

Tại diễn đàn, Brand Finance cũng công bố bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu năm 2017. Theo đó, Viettel đã vượt Vinamilk và đứng ở tốp đầu với giá trị hơn 2,5 tỷ USD, tiếp đến là Vinamilk với hơn 1,3 tỷ USD, VNPT 726 triệu USD, VinHome 604 triệu USD, Sabeco 598 triệu USD.... Mặc dù bị tụt xuống vị trí thứ 2 ở giá trị nhưng Vinamilk vẫn được xếp ở tốp đầu về cải thiện tốt nhất theo giá trị tuyết đối do tăng thêm 352 triệu USD so với năm 2016.

Theo xếp hạng của Brand Finace, tổng giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2017 đạt hơn 11,279 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2016, trong đó các thương hiệu tập trung chủ yếu ở lĩnh vực viễn thông, thực phẩm, ngân hàng…

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11: Nguồn ít gạo thơm chào giá cao, giá lúa đi ngang

Giá vàng thế giới biến động, vàng trong nước đứng yên

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá heo hơi hôm nay 25/11/2024: Một số tỉnh miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên đồng loạt giảm giá

Giá bạc hôm nay 25/11/2024: Bạc chịu áp lực giảm 0,2%

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 25/11/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm trong tuần này?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 25/11/2024: Vì sao đồng USD tiếp tục tăng mạnh?

Giá xăng dầu hôm nay 25/11/2024: Dự báo bất ngờ về giá dầu trong tuần mới

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Dự báo bất ngờ về giá vàng trong tuần mới

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Giá tiêu vẫn tăng mặc dù thị trường lên xuống bất thường

Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/11 và tổng kết tuần qua: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Chênh lệch mua bán vàng cao, nhà đầu tư làm gì để tránh thua lỗ?

Giá bạc hôm nay 24/11/2024: Bạc nối đà giảm do áp lực đồng USD

Giá heo hơi hôm nay 24/11/2024: Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 24/11/2024: Đồng Yen Nhật bất ngờ "quay đầu" giảm nhẹ

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Giá tiêu tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 24/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức cao nhất trong 13 tháng

Giá xăng dầu hôm nay 24/11/2024: Giá dầu đạt mức cao nhất trong 2 tuần

Giá vàng hôm nay 24/11/2024: Giá vàng tăng vọt 6% trong một tuần