Thứ tư 27/11/2024 01:23

“Điểm mặt” những lùm xùm liên quan đến các dự án của Tân Hoàng Minh

Tân Hoàng Minh - một "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, từng nổi tiếng với loạt dự án nghìn tỷ nằm ở nhiều vị trí đắc địa nhất của Hà Nội. Song, tập đoàn này cũng dính không ít lùm xùm liên quan đến hàng loạt các dự án.

Mức đấu giá cao kỷ lục

Ông Đỗ Anh Dũng là người có vai trò quan trọng trong quá trình khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản của “ông lớn” Tân Hoàng Minh. Từ năm 2006 trở đi, Tân Hoàng Minh bắt đầu đầu tư vào các dự án căn hộ siêu sang tại những khu "đất vàng" đắt giá của Hà Nội.

Hiện tại, Tân Hoàng Minh gồm có nhiều công ty con và nắm giữ nhiều dự án tọa lạc trên “đất vàng” tại Hà Nội. Trong đó phải kể đến những dự án nổi bật như: Dự án D.Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên, dự án D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu... Tập đoàn còn sở hữu nhiều dự án trên "đất vàng" tại TP.HCM như khách sạn Elegant, cùng một cao ốc cho thuê khác ở số 23 Hàn Thuyên.

Đi cùng với tên tuổi, thời gian qua, tập đoàn này cũng dính nhiều lùm xùm tai tiếng. Cụ thể như cuối năm 2021, thị trường bất động sản choáng váng trước thông tin ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh, gửi tâm thư xin tự nguyện đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản 4 lô đất (cùng mang ký hiệu 3-12), có diện tích 10.060m2 với giá 24.500 tỷ đồng (tương đương giá 2,45 tỷ đồng/m2) ở khu chức năng số 3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) do Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) sở hữu.

Đây có thể xem là mức giá kỷ lục cho một mét vuông đất tại Việt Nam hiện nay và từ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất này, Tân Hoàng Minh - đơn vị vi phạm hợp đồng, đã bị phạt số tiền gần 600 tỉ đồng theo chế tài quy định.

Trong tâm thư, Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh chia sẻ: “Sau khi trúng đấu giá với giá cao, chúng tôi đã suy nghĩ và lắng nghe rất nhiều dư luận xã hội theo nhiều chiều khác nhau và thấy rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ luỵ không tốt. Chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm và nhận thấy rằng việc trúng đấu giá với kết quả trên sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung”.

4 lô "đất vàng" diện tích 10.060m2 ở khu chức năng số 3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM)

Phân tích thêm về việc đấu giá đất ở Thủ Thiêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, việc một m2 đất ở Thủ Thiêm có giá 2,4 tỷ đồng, trong khi hạ tầng chưa đồng bộ so với khu vực quận 1 là "bất thường". Theo đó, kết quả đấu giá đất ở Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho hay, kết quả trúng đấu giá 4 lô “đất vàng” ở Thủ Thiêm với mức giá quá cao so với giá trị thực tại thời điểm hiện tại đang gây bất lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản. Nó có thể tác động tiêu cực lan tỏa đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng "bình thông nhau", gây trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu kéo giảm giá nhà ở thương mại.

Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã từng dính tai tiếng liên quan đến việc bỏ cọc. Cụ thể như vào tháng 6/2015, Tân Hoàng Minh từng trúng thầu khu "đất vàng" 3.000m2 tại số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM với mức giá cao nhất 1.430 tỉ đồng (cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm) rồi sau đó đề nghị huỷ kết quả.

Đến tháng 6/2016, doanh nghiệp này lại đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên xây dựng khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ, quý 3/2017 sẽ khởi công. Tuy nhiên, sau đó việc khởi công không được thực hiện. Đến năm 2019, mảnh đất này đã được chuyển nhượng cho Techcombank.

Hàng loạt dự án bị “sờ gáy”

Từ vụ đấu giá đất tại Thủ Thiêm, xác định các dấu hiệu bất thường và trước khi có tâm thư của Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng xin đơn phương bỏ cọc, chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 3-12, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã vào cuộc xác minh loạt dự án bất động sản của Tân Hoàng Minh.

Cụ thể, C03 đã đề nghị UBND TP.Hà Nội và các sở, ban ngành của TP.Hà Nội cung cấp các văn bản pháp lý do UBND TP Hà Nội ký, duyệt liên quan tới 11 dự án bất động sản này của Tân Hoàng Minh; tài liệu liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước liên quan đến 11 dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội.

Các dự án gồm: D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu; D'. Palais Louis Nguyễn Văn Huyên; D'. Le Roi Soleil Quảng An, Tây Hồ; D’. San Raffles Hàng Bài; Tân Hoàng Minh Đại Cồ Việt – D’. Jardin Royal...

Điều đáng nói, 3 trong danh sách 11 dự án của Tân Hoàng Minh tại Hà Nội đang tiếp tục nằm trong phạm vi xác minh của Cơ quan điều tra trước đó đã bị kết luận sai phạm gồm: dự án xây dựng chung cư CT1 ao Hoàng Cầu (Ô Chợ Dừa, Đống Đa); dự án Khu nhà ở phía đông hồ Nghĩa Đô (Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy); dự án xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ và căn hộ chung cư Đặng Thai Mai (Quảng An, Tây Hồ).

D’. Le Roi Soleil tọa lạc trên bán đảo Quảng An- là 1 trong 3 dự án từng bị kết luận sai phạm

Cụ thể, vào năm 2017, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành kết luận thanh tra 3 dự án trên do vi phạm trong quá trình triển khai xây dựng như, chủ đầu tư thẩm định công tác thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình chưa đúng mẫu quy định trước khi phê duyệt; Một số gói thầu, cán bộ tư vấn giám sát không thực hiện giám sát theo đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Theo đó, Thanh tra Bộ Xây dựng đã lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính chủ đầu tư là Tân Hoàng Minh tổng số tiền 275 triệu đồng.

Quyết định “sờ gáy” các dự án bất động sản có nhiều nghi vấn của Tân Hoàng Minh cũng phù hợp với Công điện 1767/CĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua.

Trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn