Thứ năm 28/11/2024 00:59

Đề xuất tăng mức phạt VPHC trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tăng mức xử phạt một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm tính răn đe và tính khả thi trong thực tiễn.

Theo Nghị định 139/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thủy lợi bị xử phạt từ 250.000 đồng đến 30 triệu đồng.

Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất tăng mức xử phạt đối với vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thủy lợi ở mức từ 500.000 đồng đến 100 triệu đồng.

Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi với khối lượng dưới 1 m3; khối lượng từ 1 m3 đến dưới 5 m3 bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng; khối lượng từ 5 m3 trở lên bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc diện phải xin phép mà không có giấy phép với lưu lượng nhỏ hơn 100 m3/ngày đêm; phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng với lưu lượng từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm; phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng với lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm; phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.

Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi phạt đến 100 triệu

Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi cũng được đề xuất tăng từ mức 2 – 20 triệu đồng lên mức 5 – 100 triệu đồng tùy vi phạm.

Cụ thể, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Vận hành không tuân theo quy trình vận hành hệ thống, quy trình vận hành công trình thủy lợi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không có nhiệm vụ mà tự ý vận hành công trình thủy lợi.

Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm vận hành công trình thủy lợi không tuân thủ quy định vận hành công trình thủy lợi trong trường hợp thiên tai khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố các tình huống thiên tai: Lũ, lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn.

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây với đập có chiều cao dưới 10m hoặc đập của hồ chứa có dung tích toàn bộ dưới 1.000.000 m3: Không lập (đối với hồ chứa đã có hoặc xây dựng mới) hoặc không điều chỉnh (đối với hồ sửa chữa, nâng cấp có thay đổi quy mô, nhiệm vụ công trình) quy trình vận hành hồ chứa nước trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; vận hành đập không đúng quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không thu thập số liệu, thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để vận hành đập hợp lý bảo đảm an toàn cho đập và phục vụ sản xuất, dân sinh; không tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn đập định kỳ hoặc đột xuất theo quy định bảo đảm an toàn đập; trước khi vận hành xả lũ không thông báo tới chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan theo quy định; trường hợp xảy ra thiên tai hoặc các tình huống khẩn cấp không báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để quyết định việc vận hành đập thực hiện lệnh vận hành theo quy định.

Phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định với đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15m hoặc đập của hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 1.000.000 m­3 đến dưới 3.000.000 m3­; với đập có chiều cao từ 15m trở lên hoặc đập của hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m­3 trở lên và đập quan trọng đặc biệt bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm