Chủ nhật 29/12/2024 17:33

Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

Khi có biểu hiệu như: Đầy tức bụng; nôn ra máu; sụt cân chưa rõ nguyên nhân… người bệnh cần đi khám ngay, vì rất có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Khi có tổn thương ác tính hình thành ở dạ dày, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và vị trí của tổn thương mà người bệnh có thể có các dấu hiệu khác nhau. Song thực tế, các dấu hiệu thường khá mơ hồ, không đặc hiệu cho ung thư dạ dày, bởi vì các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý lành tính khác của dạ dày. Tuy nhiên ung thư dạ dày có thể bao gồm các dấu hiệu sau:

Nên chú ý khám sức khỏe hàng năm để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể để có cách điều trị bệnh kịp thời

Giai đoạn đầu thường được phân chia làm 2 nhóm chính là rối loạn tiêu hóa: Khó nuốt; ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; cảm giác buồn nôn, nôn.

Cảm giác đau: Đau âm ỉ không theo chu kỳ; Đau khi đói; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no.

Giai đoạn tiến triển: Cũng được chia thành các nhóm như rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và ói mửa; ợ chua thường xuyên; đầy hơi liên tục; ăn ít cũng thấy no; chán ăn.

Cảm giác đau: Hay bị đau dữ dội sau khi ăn; Hoặc đau âm ỉ không theo chu kỳ; Đau khi đói; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no.

Chảy máu ở tổn thương ung thư của dạ dày: Thiếu máu; da vàng.

Rối loạn dinh dưỡng do kém/không hấp thu: Sụt cân đột ngột, không rõ lý do; hoa mắt, chóng mặt; mệt mỏi đến mức giảm khả năng lao động.

Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét).

Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn. Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng - xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.

Theo bác sỹ Trần Vương Thảo Nghi - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh: Do tính chất không đặc hiệu và khá mơ hồ nên các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, người bệnh thường chủ quan không tầm soát bệnh sớm. Đây cũng là lý do bệnh ung thư dạ dày thường được phát hiện muộn, khi đã ở giai đoạn tiến triển và/hoặc di căn.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì có các triệu chứng giống như viêm dạ dày.

Do đó, muốn phát hiện ung thư dạ dày sớm, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và áp dụng các biện pháp chẩn đoán.

Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường được áp dụng như: Nội soi dạ dày; sinh thiết dạ dày; kiểm tra hình ảnh; xét nghiệm máu…

Bác sỹ có thể cần bổ sung các xét nghiệm về hình ảnh cho việc chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua vài phương pháp kiểm tra hình ảnh như: Chụp X-quang dạ dày; chụp CT và/ hoặc MRI, PET-CT, xạ hình xương.

Trong một vài trường hợp, các bác sỹ có thể cho thực hiện xét nghiệm công thức máu để đánh giá mức độ thiếu máu của người bệnh. Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể cho thực hiện các xét nghiệm máu khác về chức năng gan – thận, các dấu ấn ung thư (tumor marker)… để bổ sung thông tin đánh giá trước điều trị và/ hoặc phối hợp theo dõi sau điều trị.

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày được chuyên gia y tế khuyến cáo:

Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh. Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polype, u lành trong dạ dày

Hạn chế ăn đồ ăn mặn, vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.

Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.

Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.

Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.

Đặc biệt, nên chú ý khám sức khỏe hàng năm để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể để có cách điều trị bệnh kịp thời.

Các đối tượng cần tầm soát ung thư dạ dày: Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa...; người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP; người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng; người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia...

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh ung thư

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Ngành y tế còn nhiều khó khăn cần vượt qua trong năm 2025

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam