Thứ bảy 23/11/2024 09:29

Đảm bảo tiến độ đường dây truyền tải: Cần chính sách đặc thù

Mặc dù đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án truyền tải điện song đến nay, vẫn còn không ít công trình gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng (BTGPMB).
Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án truyền tải điện

Năm 2020, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) có kế hoạch khởi công 37 dự án và đóng điện 59 công trình. Tính đến hết tháng 8/2020, EVNNPT đã khởi công 15/37 dự án, hoàn thiện đóng điện 20/59 dự án. Tất cả các dự án của EVNNPT triển khai đều là những dự án trọng điểm, cấp bách nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống nói chung, các vùng kinh tế trọng điểm nói riêng; giải tỏa công suất các nhà máy điện, nhất là điện năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nhiều dự án đang có nguy cơ chậm tiến độ.

Đơn cử, đường dây (ĐD) 500kV mạch 3 Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2, đến hết tháng 8/2020 mới bàn giao được 1.522/1.606 vị trí móng, đạt 95% kế hoạch. Trong đó, có 3 địa phương đã hoàn thành 100% gồm: Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai. Một số địa phương đạt tỷ lệ thấp như tỉnh Hà Tĩnh 60/71 vị trí (85%); Quảng Nam 225/268 vị trí (84%); Quảng Ngãi 187/196 vị trí (95%). Hay, dự án Trạm biến áp (TBA) 220kV Lao Bảo và ĐD 220kV Đông Hà - Lao Bảo nhằm giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng đang có nguy cơ chậm tiến độ.

Báo cáo của Bộ Công Thương gửi Quốc hội mới đây đã chỉ ra có nhiều khó khăn dẫn đến các dự án lưới điện truyền tải chậm tiến độ. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là công tác BTGPMB. Cụ thể, do chế độ, chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập, đơn giá bồi thường chưa phù hợp, chưa thống nhất giữa nhiều địa phương dẫn đến người dân không chấp thuận và thời gian xử lý bị kéo dài. Bên cạnh đó, ý thức của người dân ở một vài địa phương chưa cao, có hiện tượng chống đối, không hợp tác và tuân thủ theo pháp luật. Chính quyền địa phương cũng chưa thực sự tích cực trong công tác BTGPMB đối với các dự án lưới điện truyền tải trên địa bàn. Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, làm ảnh hưởng đến công tác xác định nguồn gốc đất, gây tranh chấp khiếu kiện kéo dài. Đơn giá bồi thường còn bất cập, đặc biệt đối với khu vực giáp ranh giữa các tỉnh; không có quy định đối với diện tích đất mượn tạm thi công, dẫn tới người dân có những đòi hỏi chi phí đền bù vô lý. Bên cạnh đó, là các khó khăn, vướng mắc trong thỏa thuận vị trí dự án; chuyển đổi đất rừng; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A và thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mất nhiều thời gian.

Thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và EVNNPT đã nỗ lực nhằm giải quyết khó khăn, thúc đẩy tiến độ dự án, song kết quả chưa được như mong muốn. Dù vậy, điều đáng mừng là, sau khi lãnh đạo EVN/EVNNPT làm việc với địa phương, nhiều cấp chính quyền đã có chỉ đạo quyết liệt hơn. Đơn cử như Dự án ĐD đấu nối Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn, trên cơ sở ý kiến của chủ đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành cùng vào cuộc, tháo gỡ, giải quyết dứt điểm vướng mắc, phấn đấu hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 9/2020. Trong khi đó, chính quyền thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng đã có giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện dự án ĐD 500kV mạch 3.

Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết những khó khăn này, nhà nước cần sớm ban hành cơ chế đặc thù cho ngành điện; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. Đây là yếu tố quan trọng cho sự thành công của dự án bởi trên thực tế, cùng một chính sách nhưng đã có nhiều địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt, không để xảy ra tình trạng cả dự án chỉ vì một vài cá nhân làm ảnh hưởng.
Vũ Sơn

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử