Thứ tư 20/11/2024 19:22

Đảm bảo mô hình phát triển nền kinh tế carbon thấp

Dự kiến lượng phát thải nhà kính (KNK) tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 2030 sẽ tăng khoảng 2,6 lần so với năm 2016 nếu không có bất kỳ hành động giảm thiểu nào. Tuy nhiên, nếu có các hành động giảm thiểu hiệu quả, thành phố có thể giảm khoảng 20% lượng phát thải này vào năm 2030.

Tại hội thảo Tổng kết dự án Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) theo cách có thể đo đạc, báo cáo và thẩm tra được (MRV) (SPI- NAMA), được tổ chức vào ngày 7/1, tại TP. Hồ Chí Minh, ông Hiromichi Murakami - Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường toàn cầu của JICA - cho biết: Việt Nam với tư cách là thành viên của cộng đồng toàn cầu được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Thỏa thuận Paris. Những nỗ lực tích cực của Chính phủ Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng là minh chứng rõ ràng cho thấy cả chính quyền trung ương và địa phương đều chủ động đẩy mạnh các mô hình, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hiện thực hóa mục tiêu xã hội carbon thấp và tiến tới xã hội không phát thải carbon, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững.

Những kinh nghiệm và bài học từ dự án SPI- NAMA sẽ giúp Chính phủ Việt Nam đảm bảo sự chuyển hướng mô hình trong tương lai hướng tới nền kinh tế carbon thấp

Ở cấp Trung ương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) và JICA đã bắt đầu khởi động dự án SPI- NAMA vào năm 2015 để tăng cường chức năng quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị thực hiện đầy đủ Thỏa thuận Paris.

Trong quá trình hợp tác, dự án đã hỗ trợ Bộ TN&MT xây dựng Nghị định quy định về lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK), cũng như thực hiện đánh giá công nghệ carbon thấp cho các phương thức giảm nhẹ của hành động đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), được Chính phủ Việt Nam cam kết theo Thỏa thuận Paris.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh - cho biết, ở cấp địa phương, TP. Hồ Chí Minh và JICA đã nỗ lực chuẩn bị để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (CCAP) của thành phố cho giai đoạn sau năm 2020. Các chuyên gia Nhật Bản đã tổ chức tập huấn cho cán bộ ngành về phương pháp, sử dụng mô hình tích hợp châu Á - Thái Bình Dương (AIM) để cụ thể hóa xu hướng phát thải trong tương lai tại thành phố và xác định các chỉ tiêu giảm thiểu vào năm 2030. Dựa trên kết quả mô phỏng của mô hình, thành phố có thể thiết lập ưu tiên các hành động giảm thiểu dự kiến trong kế hoạch hành động mới.

Theo đánh giá của Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh, kết quả mô phỏng theo mô hình AIM lượng phát thải KNK tại thành phố vào năm 2030 sẽ tăng khoảng 2,6 lần so với năm 2016 nếu không có bất kỳ hành động giảm thiểu nào. Tuy nhiên, nếu có các hành động giảm thiểu hiệu quả, thành phố có thể giảm khoảng 20% lượng phát thải này vào năm 2030.

Ngoài ra, các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà ở TP. Hồ Chí Minh và đề xuất một hệ thống báo cáo carbon giống như hệ thống đã được chính quyền thành phố Tokyo áp dụng. Hệ thống này đã giúp Tokyo giảm 16% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn từ năm 2000 - 2012. Hệ thống cung cấp thông tin về hiệu quả tiết kiệm điện năng nhờ áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả tại các tòa nhà.

"Việc xếp hạng hiệu quả sử dụng năng lượng của chính quyền Tokyo cũng là động lực thúc đẩy chủ các tòa nhà đầu tư vào các biện pháp tăng cường hiệu quả năng lượng khi số nhà cao tầng trong thành phố đang tăng lên nhanh chóng. Hệ thống này cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức của người thuê về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện", ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết thêm.

Từ phía Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), ông Trần Ánh Dương - Vụ trưởng - Vụ Môi trường của Bộ GTVT cho hay, kết quả của dự án SPI- NAMA cho cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được đưa vào Kế hoạch quốc gia phát triển cảng xanh tại Việt Nam đang được Bộ GTVT xây dựng.

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Cảnh giác với “thủ đoạn mới” giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử dụng điện

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hà Nội quyết tâm đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào sử dụng trước Tết Nguyên đán

Từ 1/7/2025: Hai nhóm người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Cận cảnh thi công con đường 2 ô tô tránh nhau là tắc ở Hà Nội

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Giải chạy thiện nguyện 'Run to A – Land 2024': Kết nối yêu thương, khơi nguồn hy vọng

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050