Đại biểu Quốc hội: "Giàu vì đất, chết vì đất, rơi vào lao lý cũng vì đất”

Theo đại biểu Quốc hội,nhiều vấn đề từ giá đất ra. Có người đang có 1 triệu đồng thành 1 tỷ đồng,tất cả giàu lên vì đất,chết vì đất, rơi vào lao lý cũng vì đất.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp Luật Đất đai (sửa đổi): Đề nghị áp dụng nhiều phương pháp định giá đất khác nhau Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói gì về 3 vấn đề "nhạy cảm" của Luật Đất đai (sửa đổi)?

"Thay đổi mục đích sử dụng đất khiến giá đất có thể “nhảy vọt”

Thảo luận ở phiên họp tổ của Quốc hội về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), sáng 3/11, các đại biểu Quốc hội khẳng định, Luật Đất đai (sửa đổi) là bộ luật rất quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt về kinh tế xã hội và được người dân đặc biệt quan tâm. Quan trọng hơn là giải quyết được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách pháp luật hiện hành.

Đại biểu Quốc hội: "Giàu vì đất, chết vì đất, rơi vào lao lý cũng vì đất”
Đại biểu Trần Công Phàn - đoàn Bình Dương phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội

Tuy nhiên, đại biểu Trần Công Phàn - đoàn Bình Dương cho biết, trong Luật Đất đai đã khẳng định đất sở hữu toàn dân và nhà nước đại diện quyền sở hữu. Do vậy, khi sửa Luật Đất đai, cần làm rõ nội hàm những nội dung nào toàn dân quyết định và nội dung nào toàn dân ủy quyền Nhà nước được làm, cũng như đại diện Nhà nước đến đâu.

Theo đại biểu đoàn Bình Dương, do sở hữu toàn dân nên khi sửa Luật cần đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp, nhà nước và đầu tư.

Ông Trần Công Phàn dẫn chứng, việc giải toả để làm đường, nhiều nhà dân ở mặt đường với giá trị vài chục triệu/m2, khi giải tỏa phải chuyển về khu tái định cư và nhiều nhà bên trong được ra mặt đường. Như vậy, giá trị là không tương xứng bởi nhà trong được ra mặt đường.

“Kinh nghiệm từ một số nước là những người muốn ra mặt đường sẽ phải nộp một khoản tiền và lấy tiền đó cho những người tái định cư, do vậy khi sửa luật cũng cần tính việc đó nhằm đảm bảo cân đối lợi ích cho người dân” - đại biểu Trần Công Phàn nói.

Liên quan đến giá đất, đại biểu Trần Công Phàn cho rằng, cần quy định chặt chẽ trong luật khi thay đổi quyền sử dụng đất, bởi nhiều trường hợp khi thay đổi mục đích sử dụng đất thì giá đất có thể “nhảy vọt”.

“Thay đổi giá đất liên quan đến vấn đề quy hoạch, thay đổi mục đích sử dụng. Có người đang có 1 triệu đồng thành 1 tỷ đồng, tất cả giàu lên vì đất, chết vì đất, rơi vào lao lý cũng vì đất. Đây là những vấn đề đang hiện hữu và chúng ta phải xử lý” - ông Trần Công Phàn nói.

Do đó, đại biểu đề nghị làm rõ mức giá sát với thị trường (khi có nhiều loại đất khác nhau), nếu không có định hướng về giá thì xác định giá đất rất khó. “Nhà nước là đại diện quyền sở hữu thì cần quy định rõ quyền nào được thực hiện và quyền nào phải xin ý kiến dân, bởi từ vấn đề quyền sử dụng và giá đất sẽ liên quan tới vấn đề thu hồi, giải tỏa, đền bù” - vị đại biểu đoàn Bình Dương nêu.

Theo đại biểu Trần Công Phàn, giá đất hết sức quan trọng, vì tất cả đều từ giá đất mà ra. “Tôi cho rằng đây là cái gốc, dù chúng ta thảo luận nhưng không gỡ vấn đề này ngay từ đầu thì sau này nhiều kỳ họp rồi vẫn thế, chúng ta vẫn vướng mà thôi” - ông Phàn chia sẻ.

"Thu hồi đất nhà ở của dân, quy hoạch thành đất công viên, cây xanh"

Thảo luận ở phiên họp tổ, đại biểu Trần Hoàng Ngân - đoàn TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc ban hành sớm Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là giải quyết, giảm bớt các khiếu nại của người dân liên quan đến đất đai. Cùng với đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu đất đang nằm trong diện quy hoạch.

Đại biểu Quốc hội: "Giàu vì đất, chết vì đất, rơi vào lao lý cũng vì đất”
Các đại biểu tham sự phiên họp tổ của Quốc hội

Kiến nghị các nội dung liên quan, đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý đến vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia tại điều 71; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại Điều 72…. Theo đó, trong nội dung này, Uỷ ban Kinh tế đã có yêu cầu làm rõ nội hàm, đưa ra tiêu chí xác định 3 khu vực đất cần giữ ổn định.

Trong đó, Uỷ ban yêu cầu làm rõ: Thế nào là thu hoạch đất trồng bảo vệ? Thế nào là khu vực đất, khu vực phát triển nhu cầu cấp quốc gia. Với nội dung này, từ nay đến khi thông qua cần phải được giải thích một cách cặn kẽ.

Vị đại biểu đoàn TP. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh về việc cần thống nhất thời gian quy hoạch giữa các quy hoạch này và đặc biệt là tầm nhìn của quy hoạch này. "Tại Điều 72, Điều 73, có quy hoạch đưa tầm nhìn đến 30 năm, 50 năm; nhưng cũng có quy hoạch tầm nhìn 10 năm, 20 năm. Do đó, những quy hoạch này cần phải có sự thống nhất" - ông Ngân nói.

Về việc thu hồi đất, ông Ngân nhấn mạnh đây là nội dung người dân đặc biệt quan tâm. Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, cần có quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chí này,

Mặc dù, Điều 97 có nêu việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo cho người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập, nhưng theo ông Ngân, để “bảo đảm thu nhập” với điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn ở nơi cũ thì rất khó. Bởi an cư thì mới lạc nghiệp.

Từ đó, ông Ngân gợi ý nên thương lượng với dân theo giá thị trường và kiến nghị hạn chế thu hồi tối đa với đất phi nông nghiệp, đất nhà ở của dân.

Vị đại biểu cũng cho biết, vừa qua, khi tiếp xúc cử tri, người dân bức xúc khi nói rằng đất nhà ở của dân được thu hồi, quy hoạch đất công viên, cây xanh và bị thu hồi theo giá rất thấp. Trong khi đất bên cạnh được thu hồi là khu nhà ở thương mại thì giá đất lại cao.

“Điều này dẫn đến sự chênh lệch quá lớn khi đền bù tiền đất. Và điều này khiến người dân rất bức xúc. Vì vậy, cần có sự quy hoạch tổng thể hơn, kể nhà đất thương mại thì cần đưa vào một mặt bằng giá” - ông Ngân nêu.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Tin cùng chuyên mục

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày sinh của Người

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Trung ương cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị đại hội đảng bộ các cấp

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm hơn 6 tháng?

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Xem thêm