Cuộc cách mạng định vị cho một nước Việt Nam hiện đại

Có thể khẳng định: Cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ giành độc lập dân tộc như tổ tiên ở các thời đại xa xưa, gây dựng lại các triều đại tự chủ, mà chấm dứt luôn cả chế độ phong kiến đã tồn tại từ ngàn đời và quan trọng hơn, là hội nhập vào những giá trị của thế giới hiện đại.

Cuộc cách mạng khai sinh nền dân chủ

Như lẽ đương nhiên, thành quả trước tiên của các cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Bản Tuyên ngôn Độc lập: “...Trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.

Cách mạng tháng Tám 1945 được biểu hiện bằng cuộc nổi dậy của toàn dân trên khắp dải đất của Tổ quốc Việt Nam- vốn bị chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp cắt làm 3 kỳ- mang ý nghĩa to lớn khi nền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Việt Nam được phục hồi. Nền thống nhất ấy là di sản của tổ tiên qua bao đời mở mang và xây đắp. Dân tộc Việt Nam đã phải chấp nhận một cuộc chiến dài 30 năm mới giành lại non sông trọn vẹn sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1975). Rồi phải kiên cường đấu tranh hơn một thập kỷ tiếp theo mới thực sự vượt qua được những thử thách to lớn đối với sự nghiệp bảo toàn nền thống nhất và chủ quyền đối với lãnh thổ quốc gia.

Có nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: Vì sao Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng cộng sản đã từng sống trên đất nước Xô viết, đã từng chứng kiến các phong trào Xô viết ở Trung Hoa, khi nắm quyền trong tay lại không lựa chọn một thể chế Xô viết, lại chấp nhận một thể chế có thể nói là tiến bộ và phổ quát nhất bắt nguồn từ nền chính trị phương Tây? Nguyên lý về một nhà nước “của dân- do dân- vì dân” của Hoa Kỳ tạo nên nền tảng của một thiết chế nhà nước dân chủ hiện đại và được phương Đông hóa với Chủ nghĩa Tam Dân (Dân tộc- Độc lập; Dân quyền- Tự do và Dân sinh- Hạnh phúc) đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn như một mô hình căn bản của nền chính trị hiện đại.

Cuộc cách mạng khẳng định “quyền con người”

Ai cũng biết, Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam được mở đầu bằng hai đoạn trích từ hai bản tuyên ngôn bất hủ của Cách mạng Hoa Kỳ và Pháp, nêu rõ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc” (Hoa Kỳ) và “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Pháp).

Trích những “lẽ phải không ai chối cãi được” ấy, bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ lên án chế độ phát xít- thực dân đã tước đoạt những quyền con người của nhân dân Việt Nam, mà còn xác nhận rằng, quyền của con người chính là nền tảng của quyền một dân tộc.

“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”- người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã từng nói như vậy trong phiên họp đầu tiên của nội các độc lập. Vị Chủ tịch nước bộc bạch: “Chúng ta vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm. Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công”.

Và cũng ngay trong phiên họp đầu tiên này, 1 trong 6 nhiệm vụ được vị Chủ tịch của nhà nước Việt Nam mới tròn một ngày tuổi ấn định: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”. Chỉ 5 tháng sau ngày Tuyên ngôn độc lập, ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã được tiến hành. Ngày 2/3/1946, phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được triệu tập và Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam được ban bố với lời nói đầu: “Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.

Đó chính là nền tảng của khối đoàn kết tạo nên sức mạnh toàn dân cho việc bảo vệ và phát huy những thành tựu của Cách mạng tháng Tám 1945, mà thực tiễn của 7 thập kỷ qua là bằng chứng về sức sống của một chính thể Việt Nam hiện đại và không ngừng đổi mới.

Cuộc cách mạng mở ra công cuộc hội nhập

Ngay khi Chiến tranh Thế giới còn đang diễn ra ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động tiếp cận và đứng vào hàng ngũ Đồng Minh chống phát xít. Sự có mặt từ rất sớm của lực lượng Đồng Minh là những quân nhân Hoa Kỳ trong đơn vị OSS (tình báo chiến lược) bên cạnh lực lượng cách mạng Việt Nam tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh cùng cách ứng xử ngoại giao khôn khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ mang lại cho nhà nước Việt Nam độc lập vị thế là thành viên của mặt trận chống phát xít mà còn muốn đất nước Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thế giới hiện đại hình thành trong và sau cuộc Đại chiến thế giới lần thứ Hai.

Đọc văn kiện dưới đây của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam gửi cho Bộ truởng Ngoại giao Hoa Kỳ (ngày 22/10/1945) sẽ thấy rõ điều đó: “Nước Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không muốn gây sự với ai”.

Còn trong một văn kiện gửi tới các nước lớn và các thành viên Liên hiệp quốc chỉ ít ngày trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra thông điệp: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng tất cả các sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; c) Nước Việt Nam chấp nhận gia nhập mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hiệp quốc; d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân...”.

Cho dù cách mạng Việt Nam còn phải đi tiếp hơn 30 năm chiến tranh để bảo toàn những thành quả của cả cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và nhiều thử thách trong nhận thức về con đường phát triển của dân tộc trong thế giới hiện đại..., nhưng những gì mở ra từ thời kỳ đổi mới và hội nhập đã và đang diễn ra trong ba thập kỷ tiếp theo cũng như trên bước đường đang đi tới càng làm sáng tỏ ý nghĩa vĩ đại của sự kiện đã được xác lập từ Mùa thu Cách mạng 70 năm về trước.

Ở London, có một ngôi nhà được gắn tấm biển tròn màu xanh với dòng chữ “Hồ Chí Minh (1890-1969)- vị Chủ tịch sáng lập ra nước Việt Nam hiện đại”, nay là một di tích được ghi nhận ở nước Anh. Ngôi nhà đó được xây dựng lại trên nền của Khách sạn Carlton- nơi vào thời gian đang diễn ra cuộc đại chiến thế giới lần thứ Nhất (1914-1917), Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đang là một người phụ bếp trên hành trình tìm đường cứu nước. Trong ảnh: Tác giả cùng Đoàn Quốc hội Việt Nam tại ngôi nhà di tích ở London dưới tấm biển lưu niệm

Dương Trung Quốc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động