Chủ nhật 29/12/2024 22:01

Cục Quản lý thị trường Hà Nội: Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2020

Chiều 6/1, Cục Quản lý thị trường Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021. Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh dự hội nghị.

Trong năm 2020, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an thành phố, Công an các quận huyện, Hải quan, Sở Công Thương… tổ chức kiểm tra, xử lý, phát hiện nhiều vụ việc có quy mô lớn, trọng điểm, đặc biệt là các vụ kinh doanh hàng hóa nhập lậu có dấu hiệu buôn lậu, sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu… Qua số liệu thống kê số vụ việc, hành vi vi phạm trong các lĩnh vực bị phát hiện, xử lý trong năm 2020 đều giảm, nhưng số tiền phạt hành chính, trị giá tang vật vi phạm tăng so với năm 2019 cho thấy chất lượng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm có chất lượng, hiệu quả.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểu tại hội nghị

Cụ thể, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 5.616 vụ vi phạm (giảm khoảng 30%), tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 133,525 tỷ đồng (tăng 25%). Cũng trong năm 2020, trên cơ sở phê duyệt của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội đã xử lý: Bán đấu giá, thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền: 9,318 tỷ đồng; Trị giá hàng hoá là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu đã tiêu huỷ: 1,676 tỷ đồng; Trị giá hàng hoá là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu chờ xử lý (ước tính): 16 tỷ đồng; Thực hiện kiểm định chất lượng, chuyển giao: 1.074.979 chiếc khẩu trang, 253 chai nước rửa tay cho Sở Y tế Hà Nội; 454 chiếc nhiệt kế điện tử cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid -19. Thực hiện chuyển sang cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự 30 vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý theo thẩm quyền, trong đó cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố 01 vụ việc sản xuất hàng giả là trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 (Công ty TNHH thiết bị y tế Đức Anh).

Năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, khởi sắc. Tuy nhiên, tình hình buôn bán, vận chuyển, tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc, vẫn còn tồn tại, ngày càng, tinh vi. Các nhóm hàng hóa, mặt hàng, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được xác định là lĩnh vực, nhóm mặt hàng nóng, đòi hỏi, yêu cầu các cơ quan quản lý các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ “kép” phối hợp công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội gắn với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Một mặt, tập trung chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường triển khai hiệu quả ngay từ những ngày đầu năm 2021 đợt cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường dịp Tết Tân Sửu 2021, bảo đảm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2021, đặc biệt trong các ngày từ 25-1 đến ngày 2-2-2021 diễn ra Đại hội Đại biểu lần thứ XII của Đảng tại Hà Nội; Phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, phòng ngừa, hạn chế tối đa và khắc phục kịp thời hậu quả các vụ việc vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, đồng thời giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị lớn trong năm.

Tại hội nghị, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã trao tặng bằng khen cho 78 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas