Thứ năm 21/11/2024 16:53

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Báo cáo số 135/BC-HQTPHCM ngày 19/11/2024 về việc kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyến trái phép hàng hóa qua biên giới năm 2024.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn quản lý của đơn vị, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu. Ảnh: Thu Hòa

Cụ thể, tại tuyến đường biển, các cảng thuộc địa bàn quản lý là khu vực trọng điểm, với các mặt hàng xuất khẩu như khoáng sản, quặng sắt, titan, đồng, chì, cát trắng silic, hàng dệt may, giày dép gia công và tân dược. Ở chiều nhập khẩu, các mặt hàng chủ yếu bao gồm nguyên liệu dược, gỗ, đá, hạt điều từ châu Phi, máy móc thiết bị đã qua sử dụng, lốp xe ô tô, hóa chất và phân bón. Các hàng hóa gửi qua kho ngoại quan, hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất, như rượu, thuốc lá, hàng bách hóa và nông sản từ Lào, Campuchia, cũng có nguy cơ cao bị thẩm lậu vào thị trường trong nước.

Phương thức, thủ đoạn phổ biến của các đối tượng buôn lậu qua tuyến đường biển là khai sai mã số, thuế suất, số lượng, chủng loại, chất lượng, trọng lượng, và giá trị hàng hóa. Nhiều trường hợp khai báo hàng cũ thành hàng mới để né tránh kiểm tra, hoặc khai báo sai tên hàng để được phân luồng xanh, vàng. Một số đối tượng còn lợi dụng chữ ký số của doanh nghiệp để buôn lậu hoặc trà trộn hàng hóa sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu nhằm hợp thức hóa xuất xứ.

Trên tuyến đường hàng không, các mặt hàng trọng điểm bao gồm hàng hóa có giá trị cao như rượu mạnh, xì gà, thuốc lá, tân dược, mỹ phẩm, túi xách cao cấp, đồ điện tử, ma túy tổng hợp, chất nổ và động thực vật hoang dã quý hiếm. Đối tượng thường xuyên là các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu tại sân bay quốc tế, hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần không rõ mục đích, hoặc cá nhân nhận quà biếu qua đường chuyển phát nhanh với số lượng lớn.

Phương thức cất giấu hàng hóa tinh vi trong hành lý ký gửi, khai sai thông tin về tên hàng, số lượng, chất lượng, và giá trị là những thủ đoạn phổ biến. Một số trường hợp sử dụng địa chỉ không chính xác để gửi hàng hoặc thông qua đại lý khai thuê làm thủ tục để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện.

Ngoài ra, các khu vực kho ngoại quan, khu chế xuất và điểm tập kết hàng hóa nội địa cũng là địa bàn trọng điểm. Các doanh nghiệp gia công, chế xuất, hoặc xuất khẩu khoáng sản, gỗ, hàng dệt may sang thị trường có kim ngạch đột biến là đối tượng được chú ý. Một số doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ nhưng khai báo là hàng mới để tránh kiểm tra kỹ thuật.

Công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được triển khai đồng bộ. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã tích cực tham mưu, chỉ đạo thực hiện các văn bản chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

Công tác chỉ đạo được thực hiện thường xuyên, với sự tập trung của các đơn vị và người đứng đầu trong việc quán triệt nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tiễn. Qua đó, các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan được đẩy mạnh, bao gồm ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Theo thống kê của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, tính đến tháng 11/2024, đơn vị đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm, với 2.151 đối tượng liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; trị giá hàng hóa vi phạm hơn 4.576 tỷ đồng.

Trong đó, có 52 vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự (15 vụ buôn lậu, 26 vụ buôn bán hàng cấm, 9 vụ trốn thuế và 2 vụ khác). Còn lại 2.102 vụ là vụ phạm hành chính, chủ yếu là vi phạm về thời hạn (1.181 vụ), vi phạm quy định về khai hải quan (651 vụ), …

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng