Đại biểu Quốc hội:

Cư dân khu vực quy hoạch treo sống thấp thỏm, đi không được, ở không xong

Theo đại biểu Quốc hội, những cư dân trong khu vực quy hoạch treo sống trong cảnh thấp thỏm, khổ sở, đi không được mà ở cũng không xong.
Đà Nẵng- Quy hoạch “treo” khiến người dân khốn đốn Không nên để các quy hoạch treo kéo dài Đại biểu Quốc hội: "Cơ sở xác định giá đất tiệm cận giá thị trường vẫn mơ hồ"

Quy hoạch treo gây lãng phí tài nguyên đất đai

Ngày 21/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Tô Văn Tám - đoàn Kon Tum cho biết, về vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đây là vấn đề luôn được người dân quan tâm, trong đó có một thực trạng là quy hoạch đã được lập, phê duyệt nhưng tổ chức thực hiện chậm hoặc không thực hiện được một số nội dung của quy hoạch.

Cư dân khu vực quy hoạch treo sống thấp thỏm, đi không được, ở không xong
Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn Kon Tum phát biểu thảo luận tại hội trường

Việc thực hiện chậm này không chỉ là 5 năm, 10 năm, có khi là 20 năm và thậm chí còn lâu hơn nữa. Người dân vẫn thường gọi trường hợp này là quy hoạch treo. Quy hoạch treo không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội mà còn gây khó khăn, làm đảo lộn cuộc sống của người dân.

Những cư dân trong khu vực quy hoạch treo sống trong cảnh thấp thỏm, khổ sở, đi không được mà ở thì cũng không xong. Quyền lợi của họ không được coi trọng đúng mức - đại biểu nói.

Vì vậy, sửa đổi Luật Đất đai cần có những quy định xác thực, rõ ràng, khả thi để xóa bỏ tình trạng này. Theo đại biểu, các quy định trong dự thảo tại Chương V đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhưng để hoàn chỉnh thêm, đề nghị nên bỏ tầm nhìn trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại Điều 62, bởi tầm nhìn chỉ mang tính ước lượng, dự báo mà dự báo thì có thể chính xác, có thể không chính xác, như thế cũng có thể đó là một tác nhân của quy hoạch treo.

Người dân chỉ mong muốn Nhà nước xác định rõ quy hoạch đất đai cụ thể là bao lâu và quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch, việc bỏ tầm nhìn quy hoạch trong dự thảo luật là đáp ứng yêu cầu này.

Về vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng, cần hết sức minh bạch và sòng phẳng với dân, đại biểu Tô Văn Tám cho hay, Nghị quyết 18 của Đảng về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có quan điểm rất quan trọng là tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Song các quy định về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Chương VI, Chương VII chưa có quy định nào thể hiện rõ tinh thần này và Điều 127 cũng có nhiều nội dung chưa thuận lợi cho người dân.

Đại biểu dẫn chứng, trên thực tế đã có rất nhiều người dân tự nguyện ủng hộ đất đai để làm đường, làm cầu, làm trường học... mà không đòi hỏi bồi thường, hỗ trợ, do đó, Nhà nước cần có thêm chính sách này để khuyến khích họ.

Trường hợp thu hồi đất cho mục đích thương mại, dịch vụ thương mại đơn thuần lợi nhuận thì theo cơ chế thỏa thuận như quan điểm của Nghị quyết 18, theo hướng người dân góp vốn bằng đất hoặc khi định giá đất, người có đất thu hồi là một bên trong quá trình định giá, trường hợp không thỏa thuận được thì người bị thu hồi đất hoặc các bên có thể yêu cầu cơ quan tổ chức định giá độc lập, nếu không thỏa thuận được nữa thì nên yêu cầu tòa án giải quyết để tránh tình trạng giá nào cũng không chịu cuối cùng tòa án là người quyết định, như thế sẽ đầy đủ hơn.

Ít trường hợp giá đất chuyển nhượng ghi đúng thực tế giao dịch

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc - đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, với sự chuẩn bị công phu và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của nhân dân và đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này tuy đã điều chỉnh và hoàn thiện hơn so với các dự thảo trước, song vẫn còn một số nội dung mà Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần quan tâm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện với các quy định chặt chẽ hơn nữa, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi áp dụng.

Đại biểu đề nghị, tại khoản 2, Điều 83 về thẩm quyền thu hồi đất có liên quan đến quốc phòng, an ninh, đề nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi theo hướng quy định trách nhiệm phối hợp của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và đất an ninh thay cho dự thảo chỉ quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tại khoản 2 Điều 76 Luật Đất đai (sửa đổi) mà không đề cập đến trách nhiệm phối hợp với địa phương cũng như thống nhất với các quy định về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có liên quan đến quốc phòng, an ninh tại các địa phương.

Bà Huỳnh Thị Phúc cũng băn khoăn về nguyên tắc căn cứ, phương pháp xác định giá đất tại Điều 158. Mặc dù Ban soạn thảo đã chỉnh lý, tiếp thu theo hướng xác định giá theo nguyên tắc thị trường, với phương pháp xác định đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch và cũng phải đảm bảo tính độc lập giữa tổ chức tư vấn, Hội đồng thẩm định giá đất với các cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giá đất.

Theo đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc làm rõ hơn các nội dung về thông tin đầu vào để xác định giá đất tại điểm a, b khoản 3 Điều 158 quy định về giá đất ghi trong hợp đồng chuyển nhượng và trường hợp chưa có thông tin giá đất trong cơ sở dữ liệu quốc gia thì thu thập thông tin giá đất qua điều tra, khảo sát.

Bởi trong thực tế, có rất ít trường hợp giá đất chuyển nhượng được ghi đúng thực tế giao dịch trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đã được công chứng, chứng thực vì người mua hoặc người bán thường có xu hướng ghi thấp hơn giá trị thực tế nhiều lần nhằm giảm các khoản thuế, phí như các đại biểu trước đã phát biểu.

Vì vậy, khi điều tra, khảo sát thực tế lại có mức giá đất thực tế cao hơn hợp đồng chuyển nhượng. Đồng thời, đa số hợp đồng chuyển nhượng thửa đất, khu đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa có đất ở, vừa có đất nông nghiệp, trong khi hợp đồng cũng không phân định rõ loại đất nào và giá trị của từng loại đất.

Qua thực tế các đợt kiểm toán nhà nước, các dự án tại một số đơn vị, địa phương, các đơn vị tư vấn căn cứ giá đất điều tra khảo sát cao hơn giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng thì không được các cơ quan kiểm toán nhà nước chấp nhận do không đúng giá trong hợp đồng chuyển nhượng. Vì vậy, cần bổ sung cơ sở pháp lý để đảm bảo trường hợp giá đất qua điều tra, khảo sát cao hơn hoặc thấp hơn giá trên hợp đồng chuyển nhượng- đại biểu nhấn mạnh.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển đội ngũ doanh nhân.
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Từ ngày 13-15/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Ngày 10/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân.
Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là bước quan trọng trong quá trình xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, trong đó Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động