Thứ tư 20/11/2024 10:51

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: 3 rào cản lớn

Cổ phần hóa góp phần thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp nhà nước …

Tuy nhiên đến nay, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chưa đạt mục tiêu đề ra.

Chưa đạt mục tiêu đề ra

Theo số liệu của Bộ Tài chính, giai đoạn 2016 - 2020, đã cổ phần hóa được 180 doanh nghiệp, với tổng giá trị 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cao. Tại nhiều doanh nghiệp, cổ đông nhà nước vẫn nắm quyền quyết định nên thực chất không có đổi mới.

Tại Hội thảo "Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp" được tổ chức mới đây, ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính – đã nêu 3 vấn đề lớn cản trở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay, đó là: Tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn ì ạch, không đạt kết quả đề ra theo danh mục, tiến độ và đề án Thủ tướng Chính phủ đã ban hành; nguồn thu về cổ phần hóa không đạt yêu cầu; việc xác định giá trị của doanh nghiệp không chính xác, thấp hơn giá trị thực tế và giá trị xác định lại, gây thất thoát, lãng phí.

Việc xác định giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa không dễ dàng

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ thu từ cổ phần hóa 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm thu chưa đầy 2.000 tỷ đồng. Điều này kéo theo nỗi lo cổ phần hóa năm 2022 sẽ vẫn tiếp tục không thực hiện được.

Hơn thế, việc xác định giá trị doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên, thời gian qua, việc xác định giá trị của doanh nghiệp thường thấp hơn giá trị thực tế, sau khi kiểm toán thì giá trị tăng lên bình quân tới 2,8 lần. Điều này cho thấy, xác định giá trị doanh nghiệp chưa chính xác, trong đó đặc biệt là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất.

Nên tách đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp

Chia sẻ tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nêu: Sự thất thoát tài sản công là đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ là định giá thấp, mà còn thể hiện qua "tư nhân hóa ngầm" đất công.

Vì vậy, để giải quyết căn cơ tình trạng này, ông Hồ Đức Phớc cho rằng, cần xem xét lại việc có nên đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hay không? Nên tách riêng vấn đề đất đai ra khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp sẽ thực hiện thuê đất trả tiền hàng năm, không được chuyển mục đích sử dụng đất. Như vậy, giá cho thuê sẽ sát với giá thị trường, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng đất thì trả lại nhà nước để đấu giá chuyển mục đích sử dụng, tránh thất thoát tài sản.

Đại diện các doanh nghiệp nhà nước tham dự hội thảo cũng thừa nhận, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa rất phức tạp, là nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ. Giá trị đất không xác định được chính xác cũng gây rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp sau này khi các cơ quan nhà nước vào thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, không nên đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần. Như vậy sẽ đơn giản hơn, giúp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp sau này.

Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, cần sửa đổi Luật Đất đai theo hướng doanh nghiệp khi chuyển sang cổ phần hóa thì chỉ được áp dụng hình thức thuê đất; không được thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất sau cổ phần hóa. Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì trả lại cho nhà nước và sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11

Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hướng đến doanh thu 1 triệu tỷ đồng năm 2024

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Bảo Việt (BVH): Đạt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm tài chính

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt

Làm rõ trường hợp nào doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi giấy phép?

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?