Thứ tư 13/11/2024 16:26

Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhựa sang Thổ Nhĩ Kỳ

Nhựa đang là một trong những mặt hàng rất có tiềm năng tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi hàng năm thị trường này  nhập khẩu trên 10 tỷ USD nhóm hàng nguyên liệu nhựa để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Là nước nhập khẩu lớn thứ 22 trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đồng thời tái xuất một phần sang các nước trong khu vực. Về chủng loại hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là hàng công nghiệp và nguyên liệu sản xuất sản phẩm công nghiệp. Đáng chú ý là ngoài những mặt hàng truyền thống, do có lợi thế về sự ra đời muộn, sử dụng công nghệ tân tiến nên sản phẩm nhựa của Thổ Nhĩ Kỳ khá đa dạng, được dùng trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp ô tô, đóng gói, dẫn nước, đồ dùng nhà bếp, trong nhà… đáp ứng được nhu cầu nội địa và quốc tế về chất lượng. Song, việc sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ rất hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 15-20% nhu cầu sản xuất và xuất khẩu (trong đó có đến 60% nhựa nguyên liệu được sản xuất trong nước dành cho xuất khẩu), còn lại phải nhập khẩu. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải nhập khẩu nhóm hàng nhựa từ hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó 63% nhập khẩu từ Saudi Arabia, Đức, Bỉ, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Mỹ và Việt Nam.

Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu nhựa của nước này, chỉ đạt đạt trên 6 triệu USD sau 10 tháng, sụt giảm 44,27% so với cùng kỳ, chỉ chiếm tỷ trọng trên 0,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, Bộ Công Thương cho rằng, để tận dụng tốt hơn cơ hội thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác… để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhựa sang thị trường đầy tiềm năng này.

Theo Bộ Công Thương, hai nền kinh tế Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều nét tương đồng, nhưng xét về tổng thể, Thổ Nhĩ Kỳ ở một trình độ sản xuất cao hơn. Một số ngành sản xuất đều được hai nước coi là thế mạnh, tập trung đầu tư, hướng tới xuất khẩu đặc biệt là các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giầy, sản phẩm chất dẻo, sắt thép… Tuy nhiên, Việt Nam chiếm ưu thế xuất khẩu là do tận dụng tốt nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp hơn.

Theo Báo Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024