Thứ bảy 16/11/2024 09:14

Chuyển đổi hộ kinh doanh: Cần điều chỉnh môi trường pháp lý tương thích

Để tạo đà phát triển, thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình thành doanh nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, điều quan trọng cần phải xây dựng một môi trường pháp lý tương thích, đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa Nhà nước và các hộ kinh doanh.    

Trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang trình Quốc hội, có đưa ra phương án xóa bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhằm đảm bảo hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh được pháp luật bảo hộ, có địa vị pháp lý rõ ràng và quan trọng là tạo cơ sở để 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh có cơ sở mở rộng, minh bạch hóa hoạt động ngay đầu năm 2021 - thời điểm dự kiến có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Tuy nhiên, để có thể hỗ trợ hộ kinh doanh được thực chất, hiệu quả, theo các chuyên gia kinh tế cần có một hệ thống pháp lý rõ ràng, minh bạch.

Theo chuyên gia kinh tế -TS. Nguyễn Minh Phong, luật hóa để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của hộ kinh doanh là cần thiết, nhằm tăng cường quản lý Nhà nước và thống nhất môi trường quản lý kinh doanh. Thế nhưng, mặt hạn chế gây khó khăn cho các hộ kinh doanh muốn “nâng đời” hiện nay là, nếu điều kiện quản lý không thay đổi phù hợp thì việc áp dụng sẽ rất khó. Vì các hộ phải phân bổ nhiều hơn từ thủ tục hành chính đến nhiều chi phí khác. Thứ hai, các hộ phải thực hiện các nghĩa vụ nghiêm ngặt liên quan đến người lao động, nhất là hợp đồng lao động, bảo hiểm. Thứ ba, việc tuân thủ các hoạt động khai báo là rất khó, nhất là với những hộ không nắm rõ các quy định sẽ dẫn đến sự chậm chễ, vi phạm pháp luật.

Do đó, theo ông Phong, nếu Dự thảo được thông qua phải có hướng dẫn, điều chỉnh môi trường pháp lý tương thích với hoạt động kinh doanh thực tế của các hộ. Ngược lại nếu cứng nhắc sẽ lợi bất cập hại đối với cả hộ kinh doanh và Nhà nước.

Một hộ kinh doanh tại làng gốm Bát Tràng

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Chí Hiếu cũng cho rằng, việc khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi doanh nghiệp là cần thiết, giúp các hộ hoạt động có tổ chức, quản trị khoa học, chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu các hộ có “mặn mà” với việc chuyển đổi, và nếu chuyển đổi các hộ có tồn tại được? Vì việc chuyển đổi sẽ liên quan đến thuế, nhiều thủ tục khai báo rườm rà, trong khi với hộ kinh doanh họ được tự quyết, đơn giản, nhanh chóng. Do đó, để hỗ trợ hộ kinh doanh được thực chất thì trước tiên nên có cơ chế rõ ràng, minh bạch đi sát với dân và được sự đồng thuận của người dân mới có thể đạt hiệu quả thực thi.

Ngoài ra, ông Hiếu cũng kiến nghị: “Theo tôi nên có một quy chế riêng cho hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh muốn chuyển thành doanh nghiệp thì đã có Luật Doanh nghiệp. Và trường hợp nếu họ không muốn chuyển thì nên cho họ giữ trạng thái của một hộ kinh doanh và cần có một luật riêng biệt”.

Như vậy, theo các chuyên gia, việc chuyển đổi này sẽ góp phần giúp hộ kinh doanh nâng cao vị thế pháp lý, hoạt động như một pháp nhân có đầy đủ quyền, nghĩa vụ theo luật định, cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của hộ kinh doanh trong nền kinh tế nước ta hiện nay vốn có nhiều rào càn về mặt địa vị pháp lý.

Dưới góc độ của Luật sư, ông Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho hay: "Để làm được điều này, các hộ kinh doanh cần được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp mang tính thiết thực, hiệu quả. Trước tiên, về pháp lý Nhà nước cần đề ra nhiều chính sách để hỗ trợ về mặt kinh tế như vay vốn, miễn, giảm thuế… để giúp ổn định hoạt động của hộ kinh doanh khi mới thực hiện chuyển đổi. Từ phía xã hội, các đối tác, bạn hàng khi lựa chọn hộ kinh doanh để hợp tác, cần có những điều chỉnh, quy định phù hợp với khả năng của hộ kinh doanh. Trường hợp liên quan đến đơn hàng lớn, cần tính toán kỹ lưỡng để hộ kinh doanh không phải thay đổi loại hình kinh doanh khi chưa có khả năng, vừa đảm bảo được quy mô, tiến độ, giá trị đơn hàng,...".

Tuy nhiên ông Tiền cũng nhấn mạnh, một trong các bất cập hạn chế khả năng phát triển của hộ kinh doanh đó là tính rủi ro, thiếu chuyên nghiệp với đối tác, bạn hàng. Như vậy, chính các hộ kinh doanh cần mạnh dạn nâng cao vị thế của bản thân, tăng cường tính chuyên nghiệp, uy tín, hiệu quả trong hoạt động giao thương để không chỉ góp phần phát triển kinh tế quốc gia mà còn đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Việc phát triển hộ kinh doanh chính là thúc đẩy thành phần kinh tế tư nhân- động lực chính của nền kinh tế lớn mạnh theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước đề ra.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm