Thứ sáu 09/05/2025 20:54

Chuyển công an điều tra vụ 2.400 chai keo Apollo Silicone giả

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã chuyển Cơ quan CSĐT Công an tỉnh thụ lý, xác minh vụ 2.400 chai keo Apollo Silicone giả.

Thông tin được Tổng cục Quản lý thị trường cho biết vào sáng 10/2.

Trước đó, ngày 13/1/2025, Đội Quản lý thị trường cơ động số 5 phối hợp với Đội 3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Hải Dương tổ chức khám kho chứa trữ keo Apollo Silicone (tại địa chỉ: Thôn Quàn, Bình Xuyên, Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hoá giả mạo. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, kho chứa trữ này do ông Nguyễn Thanh Tùng là người trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác phục vụ hoạt động kinh doanh. Địa điểm này cũng không có đăng ký kinh doanh theo quy định.

Kết quả khám phát hiện trong kho có 2.400 chai keo Apollo Silicone các loại có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa gồm: 1.350 chai keo Apollo Silicone loại A500 (300ml), màu trắng sữa; 150 chai keo Apollo Silicone loại loại A200 (300ml), màu trắng trong; 900 chai keo Apollo Silicone loại A500 (300ml), màu đen).

Lực lượng chức năng niêm phong, tạm giữ hàng hoá giả mạo. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Trên nhãn từng chai keo có ghi (in trực tiếp trên vỏ chai) nội dung: “Đóng chai bởi Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Apollo Silicone. Văn phòng giao dịch: 18-20 Lê Quý Đôn, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đóng chai tại nhà máy Apollo Silicone Hưng Yên, địa chỉ: Thôn Đình Dù, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam” và một số thông tin, hình ảnh khác.

Qua xác minh, làm việc với đại diện theo ủy quyền của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Apollo Silicone - đơn vị sản xuất các sản phẩm keo Apollo Silicone, xác định 2.400 chai keo Apollo Silicone phát hiện tại kho chứa trữ nêu trên là hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa.

Căn cứ theo bảng báo giá giá bán ra của Công ty cổ phần Tập Đoàn Apollo Silicone (giá hàng thật do công ty sản xuất, đã bao gồm thuế VAT) cung cấp, tổng giá trị số hàng giả mạo nhãn hàng hóa nêu trên tính theo giá hàng thật cùng loại là hơn 130 triệu đồng.

Đánh giá vụ việc nêu trên có dấu hiệu tội phạm quy định tại Điều 192 Bộ Luật hình sự, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương cho biết, đã tổ chức họp liên ngành Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và thống nhất bàn giao vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.

Phong Vân
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Thủ đoạn mới cất giấu ma túy qua tuyến hàng không

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt