Thứ ba 05/11/2024 16:27

Chứng khoán nghẽn lệnh, nhà đầu tư hoang mang

Đầu phiên chiều 06/03, nhiều nhà đầu tư phản ánh không thể gửi lệnh giao dịch chứng khoán, còn các công ty chứng khoán thông báo hệ thống gặp gián đoạn,...

Đầu giờ chiều nay 6/3, hàng loạt khách hàng phản ánh không thực hiện được giao dịch trên Sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HoSE).

Khi thị trường bất ngờ lao dốc cuối giờ sáng, Chị Nguyệt (Nam Từ Liêm) đặt lệnh bán bớt một phần danh mục sau giờ nghỉ trưa, nhưng thao tác liên tục bị từ chối. Liên hệ với công ty chứng khoán, chị được thông báo “hệ thống giao dịch gặp vấn đề”.

“Hiện tại kết nối đang gặp khó khăn, nhiều công ty chứng khoán cùng bị, mong chị thông cảm”, công ty chứng khoán giải thích và cho biết bộ phận kỹ thuật đang cố gắng khắc phục.

Thông báo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) gửi nhà đầu tư lúc 13h46 ngày 6/3

Lúc 13h30, phía các công ty chứng khoán cũng xác nhận và đồng loạt gửi thông báo cho khách hàng về tình trạng chập chờn kết nối đến sàn HoSE.

Trong thông báo gửi nhà đầu tư vào 13h46, Công ty chứng khoán FPT (FPTS) cho biết hệ thống kết nối với HoSE bị gián đoạn, khách hàng không đặt được lệnh, hủy hay sửa lệnh. “Bộ phận kỹ thuật của FPTS đang phối hợp với HoSE để khắc phục tình trạng trên”, thông báo cho hay.

Ngoài FPTS, các công ty chứng khoán khác cũng gửi thông báo qua phần mềm hoặc nhân viên môi giới thông báo cho nhà đầu tư về tình trạng nghẽn lệnh này. Đến 14h chiều, giao dịch được nối lại cầm chừng ở một số công ty chứng khoán, tình trạng khó đặt lệnh vẫn diễn ra diện rộng.

Các công ty chứng khoán này cũng cho biết, thông tin hiển thị trên bảng giá của các phần mềm cũng có thể chưa cập nhật đúng theo thời gian. Đồng thời yêu cầu khách hàng nếu thấy hiện trượng lag lệnh thì tuyệt đối không đặt thêm để tránh hiện tượng bị lặp lệnh đã đặt.

Sự cố này diễn ra ngay sau khi HoSE có văn bản gửi các công ty chứng khoán về kế hoạch diễn tập chuyển đổi hệ thống lần 1 của Dự án Công nghệ thông tin KRX

Trước đó, cuối năm 2020, tình trạng nghẽn lệnh từng xảy ra. Hệ thống giao dịch của HoSE khi đó thường xuyên diễn ra tình trạng đơ, nghẽn. Nhiều thời điểm, nhà đầu tư không nắm được quan hệ cung cầu trong giao dịch hoặc không thể mua, bán chứng khoán... Thanh khoản của HoSE khi đó thường xuyên duy trì ở khoảng 15.000 - 16.000 tỷ đồng.

Tình trạng này chỉ được giải quyết nhờ sự vào cuộc của FPT sau đó 3 tháng, giúp HoSE đủ khả năng xử lý số lượng giao dịch lên đến 3 - 5 triệu lệnh một ngày, gấp nhiều lần mức 900.000 như trước đó.

Tuần trước, HoSE có văn bản gửi các công ty chứng khoán về kế hoạch diễn tập chuyển đổi hệ thống lần 1 của Dự án Công nghệ thông tin KRX. Theo đó, từ ngày 4/3 - 8/3, HoSE sẽ chuyển đổi hệ thống. Các công ty chứng khoán chuẩn bị hệ thống để chuyển đổi theo lịch trình, thực hiện kiểm tra hệ thống và cutover test (kiểm tra việc chuyển đổi) ngày 7/3.

Từ ngày 11 - 15/3, các công ty chứng khoán sẽ thử nghiệm việc nhập lệnh giao dịch, đảm bảo hoạt động như một ngày giao dịch bình thường. HoSE lưu ý ngày đầu tiên trên hệ thống là 4/3. Dữ liệu cho ngày giao dịch đầu tiên là dữ liệu cuối ngày 1/3.

Đại diện một công ty chứng khoán cho biết, theo kế hoạch còn thêm một đợt kiểm thử cuối cùng (FAT) nữa là hệ thống có thể đi vào hoạt động.

KRX là hệ thống công nghệ thông tin do Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) thiết kế. Hệ thống KRX do HoSE làm chủ đầu tư, được ký kết với KRX vào năm 2012. Tổng đầu tư khoảng 900 tỷ đồng.

Ngoài HoSE với tư cách là chủ đầu tư, các đơn vị thụ hưởng của hệ thống còn có Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD). Mục tiêu là tạo ra một hệ thống công nghệ thông tin thống nhất giữa 2 sở và VSD, nâng cao quy mô xử lý lệnh cũng như tạo nền tảng cho các sản phẩm mới cho thị trường.

Ban đầu, HoSE dự kiến hoàn thành năm 2021. Tuy nhiên, Sở liên tục lỗi hẹn cho dù tình trạng tắc nghẽn tiếp tục xảy ra. Gần đây nhất, hệ thống KRX được lên kế hoạch go live vào ngày 25/12/2023 nhưng bất thành do giai đoạn kiểm thử của các công ty chứng khoán chưa hoàn tất.

Kết thúc phiên sáng nay, lực bán trên thị trường bất ngờ tăng vọt trong khoảng 30 phút trước giờ nghỉ, đẩy thanh khoản lên mức cao nhất ba tháng. Tổng giá trị khớp lệnh HoSE và HNX buổi sáng tăng 57% so với phiên hôm qua, đạt hơn 16.800 tỷ đồng. Trong đó, riêng thanh khoản HoSE tăng 55%, lên gần 15.600 tỷ đồng.

Đến 14h10, VN-Index giảm hơn 10 điểm với thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 21.000 tỷ đồng, tốc độ tăng thanh khoản chậm lại đáng kể từ đầu phiên chiều.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Công ty chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng