Thứ bảy 23/11/2024 10:46

Chùa Mỹ Cụ, Hải Phòng: Địa chỉ ghi dấu thời gian !

Chùa Mỹ Cụ (hay còn gọi là Linh Sơn) nằm tựa lưng vào núi đất nhỏ chạy dài có tên gọi “ núi con rồng” với địa thế đẹp hai bên có “ Hổ phục quy chầu” thuộc thôn Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Cổng chính của Chùa Mỹ Cụ.

 - Ngôi chùa được coi là lâu đời nhất của huyện Thủy Nguyên cũng như thành phố Hải Phòng. Tương truyền song thân vua Lê Đại Hành đã đến chùa cầu tự sau đó sinh ra vua. Tức là vào khoảng thế kỷ X chùa đã được xây dựng.

Chúng tôi tìm về ngôi chùa trong tiết trời mùa thu mát mẻ, một không gian thoáng đạt giữa chốn quê thanh bình ấy càng khiến cho ngôi chùa thêm phần tĩnh mịch. Qua các tài liệu để lại, trên mảnh đất này cách đây 700 năm (1230 – 1291) một nhà thơ, một nhà quân sự, danh nhân văn hóa, nhà tư tưởng, cư sỹ với tên gọi Hưng ninh Vương Trần Tung đạo hiệu Tuệ Trung Tượng Sỹ - người thầy của Trúc Lâm sơ tổ - nhà thiền học bậc thầy của thiền tông Việt Nam trong một thời đại thịnh vượng của phật giáo văn hóa dân tộc đã về lập tĩnh thất tại thái ấp Dưỡng Chân xưa (nay là Chính Mỹ). Tại đây ngài vui với cuộc sống ẩn dật thanh cao khiêm nhường, từ nhỏ ngài đã mộ đạo từ bi của đức Phật nên sau này ngài chuyên tâm nghiên cứu thiền học, nắm vững yếu chỉ phật giáo, ngài đề xướng những châm ngôn để dẫn dắt lớp hậu học đi tới vầng sáng của cuộc đời. Rất may, Nguyên sử và sách An Nam chí lược của Lê Trắc có viết như sau: Trần Tung là con trai đầu của An Sinh Vương Trần Liễu, là anh cả của Trần Quốc Tuấn... Trong chiến tranh chống Nguyên Mông lần thứ hai (1284 – 1285) ông đã cùng với em trai là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy cánh quân lớn tấn công mặt trận phía Đông buộc quân Nguyên phải rút bỏ Thăng Long lui về Vạn Kiếp...

Sau chiến thắng quân Nguyên, ngài được giữ chức Tiết Độ Sứ vùng Duyên hải. Vốn không ham danh lợi ngài xin từ chức về đất Dưỡng Chân để sống cuộc đời thanh nhàn. Trải qua hơn 700 năm nay vẫn còn dấu tích cánh đồng Trang học, giếng đá và cầu rửa của trường, ở làng Dưỡng Chính, Chính Mỹ còn dấu vết tĩnh thất Dưỡng Chân của ngài. Trong cuốn sách của Trần Khắc Chung ( đời vua Trần Nhân Tông) có đoạn: “ Thượng sĩ Trần Tung là ngọn đèn tổ của Phật hoàng, lấy tâm để truyền tâm. Xưa kia Đức Phật bỏ ngôi vương giả, rời cỗ xe vàng đến ngồi dưới gốc cây bồ đề, khai diễn phép võ thượng thừa, cứu độ chúng sinh...thượng sĩ thực đã mở mang lĩnh ngộ được phép thần ấy”. Từ đó đến nay, các nhà nghiên cứu Phật giáo nước ta đều tiếp nối đánh giá rất cao coi ông là nhà thiền học bậc thầy nước ta. Đã có rất nhiều cuộc hội thảo về thân thế sự nghiệp của ông và sách của ông được phiên âm ra chữ quốc ngữ.

Đến nay, ngôi chùa này còn giữ lại được văn tự cổ nhất chính là cây Thạch trụ đài niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1795) đời vua Lê Hy Tông ghi lại việc trùng tu, xây dựng chùa. Một số bia đá, một quả chuông đồng ghi niên hiệu Hoàng Triều Minh Mệnh thập lục niên tương ứng năm 1836. Quang cảnh trong chùa thật đẹp, hiện trên núi vẫn còn một cây tùng cao lớn, bề thế được các nhà nghiên cứu đánh giá cây này được trồng cách đây khoảng 700 năm. Sau ngần ấy năm những biến động về không gian, thời gian nhưng dấu ấn về con người ấy, ngôi chùa ấy không hề bị mai một mà ngày càng được tu bổ, trùng tu để xứng tầm với lịch sử.

Trong cái nắng mùa thu, đi giữa khu vườn cổ kính với các tầng tháp trải qua bao lớp thời gian, rêu phong phủ kín, tôi cứ tự nhủ rằng, không bao lâu nữa ngôi chùa này cũng sẽ được trả về cho xứng tầm với thời gian, với lịch sử. Giờ đây cạnh ngôi chùa này một bức tượng về ông Trần Tung được đặt tại chính khu đất tịnh thất Dưỡng Chân nhằm tôn vinh nhà thiền học bậc thầy, một danh tướng, một nhà ngoại giao lỗi lạc đời Trần. Mong rằng, cùng với núi non Yên Tử, vùng đất Dưỡng Chân sẽ mãi ghi dấu một danh nhân của đất nước Việt Nam. Cũng hi vọng rằng địa danh này sẽ được nằm trong tua du khảo đồng quê của Hải Phòng. Cùng với di tích đền Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành nhà Mạc ở Dương Kinh... sẽ tạo cho du khách hiểu thêm về đất và người Hải Phòng. Di tích này rất mong được thành phố Hải Phòng quan tâm và trả về cho lịch sử những giá trị nguyên bản của nó.

Sông Thu

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism sẽ diễn ra từ 9 – 11/12

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bayern Munich và Augsburg, 2h30 ngày 23/11, Bundesliga 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11, rạng sáng 23/11: Đại chiến PSG và Toulouse tại Ligue 1

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Lai Châu: Khai mạc Giải thi đấu dù lượn đường trường PuTaLeng

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/11, rạng sáng 22/11

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp cam kết giảm giá dịch vụ 50% để kích cầu du lịch

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Thanh Hóa và Đà Nẵng, 18h00 ngày 20/11, V-League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/11, rạng sáng 21/11: Công an Hà Nội và Bình Định quyết chiến tại V-League

Hải Phòng: Trưng bày chuyên đề “Sắc màu di sản văn hóa biển Hải Phòng - Quảng Ninh”