Chủ nhật 17/11/2024 22:16

Chủ tịch VinGroup Phạm Nhật Vượng: Nhà xã hội không chỉ cho người nghèo mà còn cho người chưa giàu

Ông Phạm Nhật Vượng đề xuất tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là nhà ở cho người nghèo mà còn là nhà ở cho người chưa giàu.

Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tại hội nghị, tất cả doanh nghiệp tham gia đều chia sẻ về tình hình hoạt động, các khó khăn vướng mắc, đồng thời kiến nghị các giải pháp tháo gỡ.

Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn cũng chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn, tìm ra giải pháp cho đất nước nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch VinGroup nhìn nhận, đây không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp được góp ý kiến, mà còn thể hiện sự quan tâm, động viên to lớn của Chính phủ, truyền lửa để các tập đoàn, doanh nghiệp có thể có thêm năng lượng và tiềm lực để phấn đấu cho cộng đồng cho xã hội.

Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, ông Vượng đề xuất Chính phủ có các cơ chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia vào chuỗi công nghiệp hỗ trợ.

Tỷ phú giàu nhất Việt Nam cho rằng, nếu chúng ta đẩy mạnh được lĩnh vực này, Việt Nam sẽ có một nền công nghiệp phụ trợ mạnh tương tự Thái Lan, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã có những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Trường Hải, VinFast.

Với VinFast, ông Vượng cho biết, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp công nghệ xe điện này trên 50%, phấn đấu hết 2026 đạt tối thiểu 80%. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ làm linh kiện phụ trợ.

Về sản lượng, VinFast hiện đạt 80.000 xe/năm, sang năm là 200.000 xe - đã vượt ngưỡng mà các doanh nghiệp hỗ trợ có thể kinh doanh có lãi.

"Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng bao tiêu một phần linh kiện đó. Tôi cho đó là cơ hội thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ phát triển", Chủ tịch VinGroup nói.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinGroup phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về lĩnh vực đào tạo, ông Phạm Nhật Vượng đề xuất Chính phủ đẩy mạnh đào tạo và phổ cập tiếng Anh không chỉ ở các trường công lập mà còn đào tạo cho toàn dân, để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu.

Ông Vượng cam kết VinGroup và các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia tài trợ cho giáo viên tăng cường lên vùng sâu, vùng xa. "Nếu đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu, vùng xa đến các thành thị thì giống như tạo cần câu cơm tốt hơn cho trẻ ở những vùng khó khăn, góp phần phát triển các vùng này trong tương lai", Chủ tịch VinGroup nói.

Bên cạnh đó, ông Vượng cũng đề nghị đẩy mạnh hoặc mở rộng hạn ngạch về đầu tư đào tạo sinh viên của khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn… Thực tế, ngành này sẽ có tương lai hơn rất nhiều so với các ngành khác.

Về vấn đề an sinh, trọng tâm là nhà ở xã hội, Tập đoàn đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục, vì hạn chế lớn nhất hiện nay đối với nhà ở xã hội là liên quan nội dung về 10% lợi nhuận.

Cụ thể, nếu các doanh nghiệp bất động sản triển khai hoạt động này với lợi nhuận 10% thì không thể làm được, vì chỉ tồn đọng vốn 1-2 năm hoặc bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ, trong khi nhà ở xã hội mang tính đóng góp, không phải là kinh doanh.

Đồng thời, Tập đoàn VinGroup cũng đề nghị Chính phủ cho phép công tác chuẩn bị đồng thời các loại quy hoạch, quy hoạch chung và phân khu, quy hoạch chi tiết và liên khu đoàn. Khi đó, chúng ta sẽ rút ngắn được từ 6-9 tháng cho công tác này.

Hiện, VinGroup đang rất nỗ lực trong đăng ký 500.000 căn nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa đạt bao nhiêu vì thủ tục còn chậm.

Cùng với đó, ông Vượng đề xuất tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là nhà ở cho người nghèo mà là nhà ở cho người chưa giàu và cho công dân bình thường trong đất nước.

Có thể hiện người dân thì nghèo nhưng sau họ có tiền mua ô tô, xe máy..., nhà ở cũng phải có chỗ để xe, vui chơi cho trẻ con, tiện ích khác cho người già.

"Chúng ta nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội lên một chút thành nhà ở bình thường. Nếu được nữa thì cho phép đổi tên, không gọi là “Nhà ở xã hội” nữa mà là Nhà ở Chính phủ chẳng hạn, tức được Chính phủ hỗ trợ. Chúng ta xóa bỏ tâm lý cho người ở tầng lớp khác, mọi người thấy vui vẻ thoải mái. Đặc biệt, trong nhóm Nhà ở Chính phủ hoặc nhà ở xã hội, dành riêng nhóm xây nhà cho nhà cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang, công an quân đội, tự nhiên vấn đề an sinh tốt hơn" - ông Vượng nói.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Vingroup

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn