Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khát vọng xây dựng đất nước tự chủ, hùng cường

Trải qua rất nhiều gian khó, hiểm nguy trong hành trình "đi tìm hình của nước", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân tới trên 30 nước và vùng lãnh thổ của 3 châu lục… Bác Hồ đã tiếp cận, nghiên cứu tinh hoa văn minh nhân loại đồng thời cũng đau lòng chứng kiến những áp bức, bất công giống như ở Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân, phong kiến. Những năm tháng đó đã hun đúc quyết tâm đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ, xây dựng Việt Nam thành một đất nước hùng cường của Người.

GS.TS Hoàng Chí Bảo - nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, người đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tiếp phóng viên Báo Công Thương trong một buổi chiều đầu hè. Khi câu chuyện đề cập đến khát vọng xây dựng một đất nước Việt Nam tự chủ, hùng cường của Bác Hồ, GS.TS Hoàng Chí Bảo khẳng định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có tư duy kinh tế độc đáo, tiến bộ mà còn mang tầm chủ nghĩa nhân văn rất sâu sắc".

Chấn hưng giáo dục và trọng dụng hiền tài

GS.TS Hoàng Chí Bảo phân tích, trong hoàn cảnh có tới 95% dân số mù chữ do hậu quả của chế độ thực dân, thì trước hết là phải chấn hưng giáo dục để chấn hưng dân tộc. Chính với tư tưởng này, một trong những văn bản đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là: "Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ". Người chọn những trí thức nổi tiếng như Giáo sư Đặng Thai Mai, Giáo sư Nguyễn Văn Huyên là người đứng đầu ngành Giáo dục.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khát vọng xây dựng đất nước tự chủ, hùng cường
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy dệt 8-3 (1965). Ảnh tư liệu

Người cũng nêu rõ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", đồng thời chỉ dẫn phương pháp để xóa nạn mù chữ: "Người biết nhiều dạy người biết ít; con cái dạy cho bố mẹ; chủ nhà buôn, doanh nhân dạy cho người làm công…".

Đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mời Luật sư Hồ Đắc Điềm - con nhà quý tộc, đi học từ Pháp về - đến gặp và nói: "Bác biết chú là người nhiều chữ, theo Bác chú nên san sẻ cho người ít chữ". Chính sự tin cậy, dân chủ, chân thành của Bác đã cảm hóa vị trí thức vốn sống trong nhung lụa từ nhỏ, Luật sư Hồ Đắc Điềm rất cảm động, kính phục và đã dành cả đời thực hiện bổ túc văn hóa cho nhân dân.

Trong hoàn cảnh khó khăn bộn bề của buổi đầu lập nước, để kiến quốc thành công phải quy tụ lòng người, tập hợp được sức mạnh của cả dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời rất nhiều nhân sĩ, trí thức học giả, kể cả những người làm việc trong chế độ cũ, tham gia vào bộ máy Chính phủ, miễn đó phải là người tài giỏi, đức độ, được dân tín nhiệm.

Trước khi lên đường đi Pháp 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn cụ Huỳnh Thúc Kháng - một nhân sĩ yêu nước - trí thức lớn để trao trọng trách quyền Chủ tịch nước. Sở dĩ Bác chọn một người không phải Đảng viên như cụ Huỳnh Thúc Kháng, vì theo Bác, Đảng ta rất vĩ đại, nhưng mới lên cầm quyền, nhân dân bị bưng bít suốt 80 năm nô lệ nên có thể chưa hiểu biết nhiều về Đảng, nhưng cụ Huỳnh Thúc Kháng thì cả nước đều biết và kính nể…

Xây dựng nền kinh tế tự chủ và hội nhập kinh tế

GS.TS Hoàng Chí Bảo tiếp tục mạch tâm đắc khi trao đổi về sự kiện năm 2021 này tròn 70 năm thành lập ngành Công Thương với Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông dẫn ví dụ sau ngày độc lập chưa lâu, Chính quyền cách mạng còn non trẻ, giữa bộn bề việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để gặp gỡ giới doanh nghiệp và doanh nhân. Ngày 13/10/1945, Người gửi thư động viên họ tham gia Công thương cứu quốc đoàn. Bác đã mở đầu bức thư một cách thân mật và trân trọng: "Cùng các Ngài trong giới công thương". Về vai trò, nhiệm vụ của giới doanh nhân trong các giai tầng xã hội ở Việt Nam, Bác viết: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng".

Cùng với những tư tưởng coi lợi ích kinh tế là nhân tố mãnh liệt để thúc đẩy sản xuất phát triển: "Công - Tư đều lợi", "Chủ - Thợ đều lợi"; xác định nông nghiệp là nền tảng và tích cực ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ: "Công - Nông giúp nhau"; … Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất và sử dụng các đòn bẩy kinh tế (như thực hiện công bằng xã hội trong khâu phân phối, khoán sản phẩm, thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính, chế độ lương, thưởng – phạt hợp lý...) để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định rõ và rất sớm rằng, muốn đất nước phồn vinh thì bên cạnh việc chấn hưng, kiến thiết kinh tế trong nước thì phải xây dựng giao thương, hội nhập với quốc tế. Ngay khi có Chính phủ mới, Người đã viết thư gửi cho Tổng thống các nước phương Tây tuyên bố Việt Nam sẵn sàng hợp tác, đặt quan hệ bang giao với các nước. Theo đó, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng đón các nhà tư bản vào cùng khai thác những tiềm năng kinh tế, đôi bên cùng có lợi, với điều kiện những nhà tư bản phải thừa nhận và tôn trọng nền độc lập của Việt Nam.

Nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9/1946 tại Paris, Người phát biểu: "Hoàn toàn độc lập quyết không có nghĩa là đoạn tuyệt. Nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng những lợi ích văn hóa và kinh tế của Pháp trên đất nước Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam còn sẵn sàng phát triển nó bằng sự hợp tác anh em và trung thực. Việt Nam độc lập, chẳng những không làm hại đến lợi ích của Pháp, mà còn tăng cường vị trí và củng cố uy tín của Pháp ở châu Á". Đó thực sự là một tư tưởng hội nhập trên tinh thần hiểu biết sâu sắc lẫn nhau với tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi tiễn chúng tôi, GS.TS Hoàng Chí Bảo bày tỏ mong muốn cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu về tư duy phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông rất vui mừng vì Văn kiện Đại hội Đảng XIII vừa qua cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng đất nước hùng cường, dân tộc cường thịnh để trường tồn. Thực hiện mục tiêu này cũng chính là hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động