Lạng Sơn:

Chủ động "làm sạch" thị trường vùng biên

PV

PV

Tỉnh Lạng Sơn có 5 huyện (Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Đình Lập và Văn Lãng) tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; ở tuyến sau, Lạng Sơn giáp ranh với các địa phương Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên và Bắc Cạn. Tỉnh Lạng Sơn có nhiều tuyến đường bộ, đường sắt kết nối tới địa bàn… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là hoạt động biên mậu. 

Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn “nóng” của tình trạng vi phạm pháp luật trong vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả. Những năm qua, cùng với các cơ quan chức năng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã có nhiều nỗ lực, góp phần “làm sạch” thị trường.

Buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm vẫn “nóng”

Đánh giá về diễn biến thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Trường - Phó Giám đốc Sở Công Thương - kiêm Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn - cho biết, cùng với những động thái tích cực của thị trường nhờ hiệu ứng phục hồi của nền kinh tế cũng như các hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật trong sản xuất - kinh doanh, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu trên và qua địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp.

Chủ động
Đội QLTT số 3 bắt 840kg mỡ lợn

Theo đó, hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, nhất là trên các tuyến quốc lộ 1, các tỉnh lộ kết nối tới các cửa khẩu, một số tuyến đường nối Lạng Sơn với các tỉnh phía nội địa và đặc biệt là tại các khu vực vùng biên với các đường mòn, lối mở... vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, trong đó, việc nhập lậu các loại hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm nhãn hàng hóa, hàng cấm như pháo nổ, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện, đồ gia dụng,.. có chiều hướng tăng, với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn.

"Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có trên 1.800 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và khoảng trên 14.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó chủ yếu là hoạt động về lĩnh vực thương mại, dịch vụ tại thành phố Lạng Sơn, các thị trấn huyện lỵ và tại trên 60 chợ xã, cụm xã trên địa bàn tỉnh (đây mới chỉ tính những doanh nghiệp và hộ kinh doanh có đăng ký thuế) nên công tác kiểm tra, kiểm soát rất phức tạp” - ông Trường cho biết.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Theo lãnh đạo Chi cục QLTT Lạng Sơn, hiện toàn lực lượng có 108 biên chế và 16 nhân viên hợp đồng; bộ máy tổ chức gồm 3 đồng chí lãnh đạo chi cục, 3 phòng chức năng, 12 đội QLTT và 2 bộ phận QLTT trực thuộc công tác tại các đội, trạm liên ngành của tỉnh. Với chức năng, nhiệm vụ là kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

"Việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa là cần thiết, song, với lực lượng mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu thốn, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp “làm sạch” thị trường chính là vận động, tuyên truyền" - ông Trường nói và cho biết, với quan điểm đó, ngay từ đầu năm, chi cục QLTT đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cả năm, đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương thực hiện việc tuyên truyền sâu, rộng đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên… với nhiều hình thức phong phú. Nội dung tập trung vào việc phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thương mại.

Để giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức, cập nhật thông tin để tự mình phân biệt hàng thật, hàng giả, trong năm qua, chi cục QLTT đã tổ chức một số gian triển lãm hàng thật – hàng giả tại các hội chợ thương mại tổ chức trên địa bàn tỉnh. Chi cục cũng đã phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP), các doanh nghiệp khác có liên quan để tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn thực thi quyền sở hữu trí tuệ và phân biệt hàng thật, hàng giả.

Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý

“Bên cạnh công tác tuyên truyền, việc kiểm soát và kiên quyết thực thi các chế định pháp luật đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, vận chuyển, kinh doanh cũng rất cần thiết, giúp răn đe, ngăn ngừa và cảnh tỉnh các đối tượng khác” - ông Trường khẳng định.

Để thực hiện tốt công tác này, ngoài việc chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt tình hình, trong đó chú trọng tham mưu thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm tăng thêm sức mạnh kiểm tra đồng thời đảm bảo hoạt động kiểm tra, kiểm soát không bị chồng chéo, không gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thương nhân trên thị trường do có quá nhiều đoàn kiểm tra.

Chủ động
Tang vật vi phạm bị đội QLTT số 4 thu giữ

Một số lĩnh vực luôn được quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện thường xuyên, như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, về buôn bán hàng cấm, buôn lậu và gian lận thương mại... Đặc biệt, thời gian gần đây chi cục đã chỉ đạo các phòng chức năng và một số đơn vị tiến hành nghiên cứu, triển khai kiểm tra, xử lý về một số lĩnh vực mới, nổi cộm trong địa bàn bước đầu đạt kết quả tích cực như: Bán hàng đa cấp trái phép, thương mại điện tử,...

Các đội cũng tranh thủ nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu thông qua công tác quản lý địa bàn để phối hợp cơ quan chức năng đấu tranh, xử lý về các hành vi kinh doanh, vận chuyển hàng hóa vi phạm có hiệu quả.

Bên cạnh đó, lực lượng QLTT thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng khác, đặc biệt là các thành viên của Ban 389 địa phương, tăng cường công tác nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm soát đồng thời trên cả khâu lưu thông và trên địa bàn cố định.

Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng QLTT Lạng Sơn đã kiểm tra 2.373 vụ (bằng 118,06% so với cùng kỳ 2016), phát hiện 1.279 vụ vi phạm (bằng 111,14% so với cùng kỳ 2016) với số tiền phạt vi phạm hành chính trên 4,357 tỷ đồng (bằng 117,72% so với cùng kỳ 2016). Trị giá hàng hóa tịch thu trên 15,057 tỷ đồng (bằng 243,90% so với cùng kỳ 2016).

Đặc biệt, với nhận định thời điểm từ nay đến cuối năm, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hàng năm, các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng cấm… sẽ diễn biến phức tạp. Thời gian tới, QLTT Lạng Sơn sẽ chủ động thực hiện tốt các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh, Sở Công Thương, các kế hoạch công tác, văn bản triển khai của chi cục đã ban hành về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trong đó, chú trọng một số nội dung, như: Tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn, nhất là việc ghi giá hàng hóa thấp so với qui định và thị trường, nguồn gốc của hàng hóa xuất bán; tăng cường kiểm tra các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; kiểm tra y dược tư nhân; Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng...

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Thời gian vừa qua, một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận và cứu chữa nhiều trường hợp bị tai nạn lao động.
Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi khảo sát, đôn đốc tiến độ thi công các công trình trọng điểm.
Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 11.534,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động