Thứ sáu 29/11/2024 04:50

Chống lẩn tránh thuế tự vệ đối với sản phẩm thép: Biện pháp cần thiết

Bộ Công Thương vừa quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tự vệ đối với thép cuộn, thép dây nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (PVTM) được áp dụng tại Việt Nam.

Tháng 3/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với các sản phẩm phôi thép và thép dài (ở dạng thanh, que, cuộn…). Tháng 7/2016, biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng với hiệu lực đến tháng 3/2020.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ Công Thương bắt đầu áp thuế, lượng nhập khẩu thép cuộn bị áp thuế tự vệ (chủ yếu là thép cuộn hợp kim) giảm đột ngột, từ hơn 1,15 triệu tấn (năm 2015) xuống khoảng 700 nghìn tấn (năm 2018). Ngược lại, thép cuộn không hợp kim nhập khẩu vào Việt Nam có tốc độ gia tăng chóng mặt trong giai đoạn tương ứng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng thép cuộn nhập khẩu dưới các mã HS tương tự không bị áp thuế tự vệ (chủ yếu là thép cuộn không hợp kim) tăng từ 230 nghìn tấn (năm 2015) lên 792 nghìn tấn (năm 2016).

Trên thực tế, thép cuộn hợp kim với tỷ lệ hợp kim ở mức không đáng kể và thép cuộn không hợp kim có thể thay thế được cho nhau trong sử dụng. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã có chính sách để chống lại việc nhà sản xuất chỉ đưa một lượng hợp kim nhỏ vào thép nhằm lẩn tránh thuế.

Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu lẩn tránh thuế tự vệ, tháng 3/2017, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương mở rộng áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm này. Sau khi Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực (1/1/2018), Bộ Công Thương đã nhận được Hồ sơ đại diện ngành sản xuất trong nước đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM đối với sản phẩm thép cuộn. Trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương tham vấn, lấy ý kiến của các bên liên quan; tổ chức phiên tham vấn công khai vào tháng 1/2019 để tất cả các bên liên quan có thể trình bày quan điểm của mình.

Kết quả điều tra cho thấy, có hành vi lẩn tránh biện pháp tự vệ đối với thép dài và hành vi lẩn tránh này gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã tiếp thu kiến nghị của các bên liên quan về phạm vi hàng hóa, trên cơ sở đó, loại trừ một số sản phẩm thép cuộn trong nước chưa sản xuất được nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Có thể thấy, biện pháp chống lẩn tránh thuế tự vệ là sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ Công Thương trong việc tạo môi trường cạnh tranh công bằng, thuận lợi; thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, chống gian lận thương mại… Quan trọng hơn, giảm khả năng hàng hóa nước ngoài “mượn đường” Việt Nam để gia công xuất khẩu, dẫn đến nguy cơ bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh PVTM, gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Theo Quyết định số 1230/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM đối với các sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam, các mặt hàng sẽ bị áp dụng hình thức thuế nhập khẩu bổ sung với mức thuế là 10,9%, kể từ ngày 28/5/2019 đến hết ngày 21/3/2020.
Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc