Thứ ba 26/11/2024 21:02

Chính thức ra mắt bản đồ số Việt Nam và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo

Ngày 1/10, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt nền tảng Bản đồ số (Vmap) và Hệ thống kết nối thông tin nhân đạo (iNhandao), trong khuôn khổ Đề án Chính phủ “Phát triển hệ tri thức Việt số hoá”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tham dự sự kiện này.

Được chính thức triển khai từ năm 2018, Đề án “Phát triển hệ tri thức Việt số hóa” với mục tiêu phát triển nền tảng dữ liệu, tri thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến nay, đề án đã bước đầu hình thành hệ thống nền tảng với các chức năng và công cụ cho phép thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu dùng chung trong một số lĩnh vực.

Trong đó, Dự án Bản đồ số Việt Nam và Dự án Hệ thống thông tin nhân đạo là hai dự án tiên phong của Đề án và đã đạt được một số kết quả quan trọng trong giai đoạn một để giới thiệu với công chúng.

Vmap không chỉ xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ nền (lớp bản đồ về biên giới, hành chính, giao thông, sông ngòi…); cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về tọa độ, thông tin đi kèm của các đối tượng (địa danh, trường học, bệnh viện, hiệu thuốc, khách sạn…) và địa chỉ nhà dân mà còn xây dựng các ứng dụng đi kèm bản đồ.

Hiện Vmap đang có hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap sẽ đi theo một hướng đi khác biệt, hữu ích nhất cho người dùng. Đó là hiển thị lớp bản đồ riêng của các lĩnh vực trong cuộc sống và hiển thị địa chỉ chi tiết tới từng số nhà, dù ở thành thị hay miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Còn Dự án iNhandao (nhandao.itrithuc.vn) do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với FPT phát triển nhằm tạo ra kênh tiếp cận mở, kết nối người cần cứu trợ với những nhà thiện nguyện một cách chủ động, tức thời. Kế thừa các địa chỉ số từ bản đồ Vmap.vn do Bưu điện Việt Nam phát triển, FPT đã số hóa, tự động hóa quy trình triển khai hoạt động thiện nguyện của Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu, hệ thống iNhandao triển khai xây dựng dữ liệu địa chỉ nhân đạo nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp những thông tin phong phú và chính xác. Từ đó, các hoạt động của nhà tài trợ được đảm bảo đến tay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, thuận tiện, trên tinh thần minh bạch, rõ ràng, tạo sự thay đổi lớn về cách làm, mức độ ảnh hưởng tới xã hội. Nhà tài trợ ngoài việc tìm được đúng đối tượng và triển khai tài trợ thuận tiện, cũng có thể quản lý các hoạt động tài trợ của mình trên hệ thống một cách dễ dàng, minh bạch.

Tại lễ ra mắt Vmap và iNhandao, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nhiều bạn trẻ hoàn toàn tự nguyện, hết lòng tham gia Đề án Hệ tri thức Việt số hoá (Đề án) để “chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng, cổ vũ sáng tạo”.

Theo Phó Thủ tướng, dù mới ở giai đoạn I, Đề án được cộng đồng đón nhận và ứng dụng trong thực tiễn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng ghi nhận sự đóng góp tự nguyện của nhiều bạn trẻ từ Đại học Quốc gia, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Tập đoàn FPT và Bưu điện Việt Nam đã tham gia xây dựng nền tảng của hệ thống.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện các bộ, ngành tại lễ ra mắt bản đồ số và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo

Cho rằng từ khi cây nảy mầm đến lúc ra hoa kết trái còn thời gian rất dài, Phó Thủ tướng mong muốn sẽ có nhiều bàn tay góp sức chăm sóc cho bản đồ, hệ tri thức Việt. Ví dụ bản đồ nhân đạo (iNhandao) hiện mới chỉ đưa được địa chỉ cần tiếp nhận nhân đạo để những người có tấm lòng hảo tâm tìm đến. Bước tiếp theo làm sao kết nối được tất cả mọi người trong xã hội muốn trợ giúp về vật chất, thời gian, kiến thức, tư vấn... Việc kết nối từ người có tấm lòng đến người nhận đều công khai minh bạch, được lan tỏa trong xã hội. Để làm được điều này những công nghệ hiện đại nhất từ blockchain, trí tuệ nhân tạo đều được ứng dụng.

Đề án “Phát triển hệ tri thức Việt số hóa” với mục tiêu phát triển nền tảng dữ liệu, tri thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến nay, Đề án đã bước đầu hình thành hệ thống nền tảng với các chức năng và công cụ cho phép thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu dùng chung trong một số lĩnh vực. Trong đó, Dự án Bản đồ số Việt Nam và Dự án Hệ thống thông tin nhân đạo là hai dự án tiên phong của Đề án và đã đạt được một số kết quả quan trọng trong giai đoạn một để giới thiệu với công chúng.

Chia sẻ về quá trình triển khai Đề án nhân dịp ra mắt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - ông Chu Ngọc Anh - cho biết, Đề án Phát triển hệ tri thức Việt số hoá là đề án rất quan trọng, mang tính dài hạn của Chính phủ, trong đó giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ với tư cách thường trực, phối kết hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tổ chức thực hiện Đề án.

Đề án mang tính kết nối tri thức dựa trên nền tảng những công nghệ mới nhất như AI và BigData. Kết quả của nhiều đề án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ trước đây, kỳ này đã được mang ra ứng dụng và phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và các startup để từng bước tạo ra các ứng dụng kết nối, chia sẻ dữ liệu, tri thức với cộng đồng. Đề án thực sự tạo được cơ chế phối hợp tham gia giữa các bộ, ngành, địa phương, và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và đông đảo các bạn thanh niên, sinh viên và người dân nói chung.

Tính đến nay, Đề án Hệ tri thức Việt số hóa đã bước đầu hình thành hệ thống nền tảng với các chức năng và công cụ cho phép thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu dùng chung trong một số lĩnh vực như: Dữ liệu bản đồ số Việt Nam; dữ liệu y tế, văn hóa… Việc phát triển thành công Hệ tri thức Việt số hóa sẽ từng bước góp phần phát triển công nghiệp nội dung số của Việt Nam, định hướng việc sử dụng tri thức của người dùng trên môi trường mạng.

Là địa phương tham gia vào xây dựng Đề án từ những ngày đầu, ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho hay, Phú Yên có nhiều cảnh quan đẹp nhưng trên bản đồ du lịch, kinh tế... còn ít thông tin. Vì thế thông qua Đề án tri thức Việt số hóa với hệ thống bản đồ số là cơ hội để người dân Phú Yên biết đến kiến thức của nhân loại và nhiều người biết đến địa phương này hơn.

“Chỉ trong vòng 2 tuần của tháng 12/2018, Thành đoàn Phú Yên đã thu thập được hơn 218.000 dữ liệu. Hiện bản đồ của Phú Yên được cập nhật địa chỉ đến từng ngõ ngách, thuận lợi cho người đi du lịch” - ông Phạm Đại Dương nói và chia sẻ thêm, trên hệ thống bản đồ này, các vấn đề bức xúc của xã hội, những điểm ô nhiễm môi trường cũng được tiếp nhận bằng thông tin, ảnh... do người dân gửi tới, thuận lợi cho cơ quan quản lý. Vì vậy, thời gian tới Phú Yên mong muốn được tham gia sâu hơn vào những sản phẩm mới của Đề án.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp