Thứ hai 25/11/2024 23:01

Chính phủ đề xuất hai phương án quy định rút bảo hiểm xã hội một lần

Chính phủ có tờ trình gửi Quốc hội về Dự án Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi. Tờ trình nêu ra hai phương án quy định điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần.

Cụ thể: Phương án 1 quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau.

Nhóm 1 là những người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Về bản chất, quy định này kế thừa Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội, cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng hưu hoặc nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu có nhu cầu.

Nhưng sự khác biệt lần này là, nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận tiền "một cục" thì sẽ được hưởng các quyền lợi bổ sung. Trường hợp người lao động đã lựa chọn rút khỏi hệ thống thì không được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ thời điểm luật này có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) không được nhận bảo hiểm xã hội một lần (trừ các trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành).

Theo đó, đề xuất này hướng tới mục đích hạn chế dần tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần của thời gian qua. Theo phân tích, trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội so với phương án 2 nhưng trong dài hạn thì phương án này tối ưu hơn.

Đánh giá tác động của chính sách, Chính phủ cho rằng, do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nên cơ bản sẽ ít khả năng gặp phản ứng của người lao động hơn. Do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật này có hiệu lực nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội vẫn có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Phương án 2 quy định: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội".

Theo đó, phương án này hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng bảo hiểm xã hội một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành nhưng khi người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia).

Người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với quyền lợi hưởng cao hơn. Bên cạnh đó, người lao động có động lực hơn để tiếp tục tham gia, tích lũy quá trình đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Ngoài ra, người lao động có nhiều cơ hội hơn để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu.

Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi đến thời điểm này đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Dự kiến, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ năm 2025.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển