Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/7/2023: Ukraine có thực sự muốn mở trận mặt Kherson khi vượt sông Dnieper?
Cùng với sự nóng lên của các mặt trận phản công Ukraine trải dài trên phòng tuyến Surovikin, mặt trận Kherson cũng ghi nhận sự nỗ lực của phía Ukraine khi đã giữ vững các bàn đạp ở tả ngạn sông Dnieper và gây ra một số thiệt hại đối với lực lượng phòng thủ Nga.
Mặt trận Kherson đang nóng dần lên sau khi đập Nova Kakhovka vỡ khiến dòng sông Dnieper, rào cản tự nhiên ngăn cách chiến tuyến, cạn khô. |
Vậy Ukraine liệu có coi Kherson là một mặt trận trọng điểm hay chỉ đơn giản là một hướng tấn công nghi binh phân tán sự chú ý của Nga cho hướng tiến công quan trong hơn?
Nỗ lực duy trì các điểm cầu bên tả ngạn
Khi nhìn vào thế trận sau khi vượt sông của Ukraine và các vị trí cố thủ nằm ở ven bờ Dnieper thì ưu thế rõ ràng thuộc về lực lượng tấn công. Trong khi các đơn vị phòng thủ ven sông của Nga chỉ là các chốt phòng thủ và khả năng tiếp cận chỉ là khả năng chi viện hỏa lực pháo binh và không quân.
Trong khi đó, Ukraine giành ưu thế đáng kể về sự chuẩn bị các trận địa pháo và hỏa lực bắn thẳng bên kia sông. Hữu ngạn sông Dnieper có địa hình cao hơn tả ngạn và là bên chủ động tấn công, Ukraine chắc chắn đã có sự chuẩn bị về công sự và phương án đổ bộ. Điều này giúp giải thích cho việc trong những ngày đầu Ukraine vượt sông, Nga từng thử đưa các đơn vị bộ binh tấn công vị trí phòng thủ Ukraine, nhưng nhanh chóng bị hỏa lực pháo binh và vũ khí bắn thẳng áp chế không thể tiến lên.
Theo các kênh theo dõi chiến sự Ukraine là Rybar và Slava Z, Nga và Ukraine đang chia đôi vùng kiểm soát ở phần bàn đạp với tâm điểm giao tranh là chân cầu Antonovsky. Các đơn vị phòng thủ Nga trước hỏa lực từ bên kia sông đã phải lùi sâu về phía hậu tuyến để chuẩn bị cho các đòn tấn công tiếp theo từ phía Ukraine.
Liệu Nhà máy điện hạt nhân Zapozizhye có phải là mục tiêu chính? |
Thiếu thiết giáp, không quân, Kherson có dễ bị công phá?
Nếu như Ukraine giành ưu thế tại khu vực ven bờ sông Dnieper nhờ ưu thế địa hình và sự chuẩn bị, thì khi tiến sâu vào khu vực vùng xám của Nga, ưu thế này sẽ chuyển sang phía Nga.
Hệ thống công sự vững chắc, bãi mìn dày đặc, chi viện từ pháo binh và không quân của Nga đối phó với lực lượng trang bị nhẹ của Ukraine vượt sông giống như “giết gà dùng dao mổ trâu”. Càng tiến vào sâu, các mũi tấn công Ukraine cơ bản mất đi lợi thế về hỏa lực bắn thẳng và pháo binh và thiếu cả phương tiện thiết giáp hỗ trợ. Với điều kiện như vậy, hành động tấn công nhằm vào phòng tuyến của Nga không khác gì tự sát.
Cùng với đó, Nga hiện vẫn giữ con bài tẩy trong tay chính là không quan chiến thuật và trực thăng tấn công. Chúng sẽ được sử dụng khi Ukraine muốn leo thang chiến sự khi cho phương tiện cơ giới vượt sông. Các điểm đầu cầu vượt sông của Ukraine sẽ bị hủy diệt với những trái bom lượn nặng hàng tấn, vốn là vũ khí cực kỳ hiệu quả của Không quân-vũ trụ Nga trong suốt thời gian qua.
Cùng với đó, các đơn vị thiết giáp chậm chạp vượt sông sẽ là mục tiêu bắn rất ngon ăn với các đơn vị trực vũ trang như Ka-52 hay Mi-28N, Mi-35. Trước đây, phà chở đặc nhiệm Ukraine cố gắng tìm cách tiếp cận Nhà máy điện hạt nhân Zaporozihye qua hồ Kakhovka đã bị trực thăng Nga săn lùng và phá hủy.
Tại chiến trường Kherson, Nga có thể sử dụng không quân ưu thế chính là nhờ sông Dnieper. Con sông này là đường phân tuyến cứng khiến Ukraine không thể triển khai trận chiến da báo để ẩn nấp và phục kích máy bay quân sự Nga. Máy bay chiến đấu Nga hoàn toàn có thể xạ kích từ phía sau tuyến phòng thủ đầu tiên vào bất kỳ mục tiêu nào có ý định vượt sông. Trong khi đó, các hệ thống phòng không Ukraine nếu muốn tăng phạm vi kiểm soát thì phải tiếp cận gần bờ sông và dễ dàng làm mồi cho các UAV tự sát hay pháo binh Nga.
Đâu là mục tiêu chính của Ukraine?
Hội nghị Thượng định NATO dự kiến diễn ra tại Vinius (Litva) trong vài ngày tới, Ukraine đang chịu sức ép rất lớn phải tạo ra những thông tin chiến thắng đủ lớn để thuyết phục các quốc gia đồng minh Mỹ và phương Tây về khả năng thành công của cuộc phản công. Việc các đơn vị Ukraine vượt sông Dnieper có lẽ cũng nằm trong kế hoạch đó. Động thái vượt sông Dnieper tấn công Kherson của Ukraine sẽ góp phần thể hiện quyết tâm phản công của Ukraine đặc biệt nhằm vào các vị trí được cho là “nhạy cảm” như Bán đảo Crimea. Khoảng cách từ bờ sông Dnieper tới eo đất Perekop (Bán đảo Crimea) chỉ khoảng 70km.
Tuy nhiên, hành động vượt sông Dnieper, xuyên thủng phòng tuyến Surovikin để chia cắt bán đảo Crimea với đất liền, Ukraine đang thực hiện là không khả thi, ít nhất cho tới thời điểm hiện tại.
Vậy hành động tấn công sông Dnieper của Ukraine liệu có phải là phương án nghi binh? Tại mặt trận phía Nam, Ukraine không chỉ nhắm tới việc vượt sông, mà còn là Nhà máy điện hạt nhân (NPP) Zaporozihye nằm bên bờ hồ Kakhovka đã khô cạn. Phải chăng hành động tấn công Kherson của Ukraine là nhằm phân tán sự chú ý của Nga để có thêm cơ hội đột kích vào nhà máy điện vốn đang được cả Moscow và Kiev cáo buộc lẫn nhau về âm mưu phá hoại, gây ô nhiễm hạt nhân cho cả một khu vực rộng lớn.
Với lực lượng quân sự lớn tập trung tại Zaporozihye, Ukraine có thể tạo đòn tấn công nhằm vào thành phố Enerhodar, nơi nằm cạnh NNP Zaporozihye để biến kịch bản nhà máy điện hạt nhân bị tấn công trở thành hiện thưc.
Mong rằng kịch bản tấn công này không nên xảy ra, vì khi NPP Zaporozihye, cuộc xung đột có thể leo một nấc thang mới và khó có thể giải quyết êm thấm bằng con đường đàm phán hòa bình.