Thứ ba 26/11/2024 20:43

Chi tiết mức lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương

Từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số như hiện nay.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, bảng lương sẽ thiết kế cơ cấu mới gồm: Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Ngoài ra, bảng lương sẽ bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Theo Nghị quyết, cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Do đó, so với hiện nay, lương giáo viên trong khu vực công sẽ được bổ sung thêm tiền thưởng.

Lương giáo viên sẽ được tính theo công chức: Lương = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng (nếu có).

Như vậy, việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo (hệ số x mức lương cơ sở) như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Cũng giống cán bộ, công chức, viên chức khác, giáo viên là viên chức sẽ được sắp xếp lại chế độ phụ cấp khi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, dù sắp xếp lại thì cơ cấu phụ cấp của giáo viên vẫn phải chiếm 30% tổng quỹ lương.

Cụ thể, bảng lương giáo viên trước và sau khi cải cách tiền lương sẽ có sự thay đổi như sau:

Tiêu chí so sánh

Bảng lương hiện nay

Bảng lương mới từ 1/7/2024

Cách tính lương

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở

Quy định số tiền cụ thể, bãi bỏ mức lương cơ sở

Mức lương

Thấp hơn

Cao hơn, tăng gần 30%, là một trong những ngành được tăng lương nhiều nhất.

Bảng lương lãnh đạo

Chưa có, các chức danh lãnh đạo áp dụng bảng lương viên chức và được hưởng thêm phụ cấp lãnh đạo.

Xây dựng bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị;

- Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất;

- Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau;

- Mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Phụ cấp thâm niên

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP

Bãi bỏ

Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Áp dụng với giáo viên kể cả đang thử việc hoặc hợp đồng thuộc biên chế trả lương, trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí…

Trong đó, tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề gồm các mức 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% tính theo mức lương cơ sở.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC

Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm, gọi chung là phụ cấp theo nghề.

Phụ cấp trách nhiệm

Nhà giáo được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 - 0,3 so với mức lương cơ sở

Theo Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

- Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

- Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

- Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Giáo viên ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được hưởng:

- Phụ cấp lưu động: 0,2 so với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung.

Căn cứ Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP

Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp khu vực

Nếu giảng dạy ở vùng có yếu tố địa lý khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn… thì giáo viên được hưởng phụ cấp khu vực từ 0,1 - 1,0 mức lương cơ sở.

Căn cứ Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT

Phụ cấp thu hút

Viên chức khi làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút với thời gian thực tế làm việc không quá 60 tháng (05 năm).

Căn cứ Nghị định 76/2019/NĐ-CP

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Theo quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT, chế độ phụ cấp chức vụ được áp dụng đối vơi cán bộ, viên chức giữ chức vụ hiệu trưởng, hiệu phó trong các cơ sở giáo dục công lập.

Hệ số phụ cấp lãnh đạo tại các trường mầm non, phổ thông từ 0,15 - 0,7.

Hệ số phụ cấp lãnh đạo tại các trường đại học, cao đẳng từ 0,15 - 1,1.

Bãi bỏ

Phụ cấp đặc thù

Phụ cấp đặc thù đối với giáo viên dạy tích hợp, giáo viên là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành. Mức hưởng phụ cấp đặc thù là 10% mức lương.

Căn cứ Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Tiếp tục áp dụng, tuy nhiên có thể sẽ tính theo cách khác bởi mức lương cơ sở bị bãi bỏ.

Phụ cấp thâm niên vượt khung

Áp dụng đối với viên chức ở bậc lương cuối cùng trong ngạch.

Phụ cấp trách nhiệm công việc

Nhà giáo được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 - 0,3 so với mức lương cơ sở.

Căn cứ Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: cải cách tiền lương

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Thanh Hóa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp hàng nghìn loại vũ khí, vật liệu nổ

Trao tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 khu vực phía Nam

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định