Chi tiết mức án của các bị cáo trong phiên toà lịch sử “chuyến bay giải cứu”

Bản án với 54 bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu” hợp lòng dân. Các ông Đỗ Xuân Tuyên, Mai Tiến Dũng vắng mặt. Vì sao Hoàng Văn Hưng nhận án chung thân?
Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Dư luận mong chờ một bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội và nhân văn Chi tiết mức án dành cho 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”, 4 án tù chung thân

Sau 10 ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều nay (28/7), Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP. Hà Nội đã quyết định tuyên án với 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. HĐXX khẳng định quá trình điều tra truy tố được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng thủ tục tố tụng.

Quá trình điều tra truy tố đúng thẩm quyền, đúng thủ tục tố tụng, quan điểm bào chữa chỉ nhận quà không được chấp nhận

Sau 10 ngày xét xử và nghị án kéo dài, đúng 14h chiều nay (28/7), HĐXX sơ thẩm TAND TP. Hà Nội đã quyết định tuyên án với 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Hội đồng xét xử bắt đầu tiến hành tuyên án với 54 bị cáo
Hội đồng xét xử bắt đầu tiến hành tuyên án với 54 bị cáo

Do thời gian tuyên án dài nên các bị cáo được phép ngồi nghe hội đồng xét xử đọc bản án. Nhiều bị cáo ngồi cúi mặt, hai tay đan trước bụng khi nghe tòa tuyên án. Theo thông tin được thẩm phán đọc tại tòa, trong nhóm những người liên quan có nhiều người vắng mặt, trong đó có ông Đỗ Xuân Tuyên và Mai Tiến Dũng.

Qua 12 ngày thẩm vấn và tranh tụng công khai, VKS đề nghị HĐXX phạt tử hình cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị cáo Phạm Trung Kiên với cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất; 48 người án tù có thời hạn (18 tháng đến 20 năm) và 5 người án treo (một đến 3 năm).

Trước khi tòa bắt đầu tuyên án, cựu phó chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng xin có ý kiến nhưng không được chấp thuận. Chủ tọa thông báo chiều nay là phần tuyên án, bị cáo có ý kiến thì làm đơn gửi cơ quan tố tụng sẽ xem xét.

Hội đồng xét xử nhận định, quá trình điều tra truy tố vụ án, Cơ quan An ninh điều tra và viện kiểm sát đã thực hiện đúng thẩm quyền, đúng thủ tục tố tụng. Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ được giao nhận hối lộ số tiền hơn 164 tỉ và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây thiệt hại hơn 10 tỉ trong quá trình cấp phép chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo đưa công dân về nước trong dịch bệnh.

Quan điểm bào chữa cho các bị cáo chỉ là nhận quà không được HĐXX chấp nhận. Trong bản án nêu rõ đối với hành vi các bị cáo nhận hối lộ, quá trình điều tra và tranh tụng phiên tòa thể hiện, khi các doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay bị gây khó khăn, từ chối hoặc không trả lời. Xuất phát từ những khó khăn như trên, nhiều doanh nghiệp đã đặt vấn đề với các bị cáo là các cựu quan chức nhờ giúp đỡ cấp phép chuyến bay.

Ngoài ra các bị cáo Phạm Trung Kiên, Vũ Anh Tuấn còn đưa ra yêu cầu, ra giá chung chi. Các bị cáo khác dù không ra giá nhưng đã tiếp xúc, gặp gỡ nhận tiền của doanh nghiệp. Số tiền đại diện các doanh nghiệp đưa cho các bị cáo là cán bộ công chức là lớn, rất lớn, đặc biệt lớn. Có lần đưa đến hàng tỉ đồng.

Khai tại tòa, đại diện các doanh nghiệp cũng xác nhận việc đưa tiền với số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn cho các cán bộ, công chức nhằm mục đích được tạo điều kiện cấp phép chuyến bay hoặc giúp đỡ ở các chuyến bay tiếp theo. Do vậy "Hành vi của các bị cáo là nhận hối lộ nên quan điểm bào chữa cho rằng hành vi của các bị cáo chỉ là nhận quà cảm ơn không được chấp nhận”.

2.	HĐXX đủ bằng chứng luận tội Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng đã nhận chiếc cặp số đựng 450.000 USD trước cổng trụ sở Cơ quan An ninh điều tra nên tuyên mức án chung thân.
HĐXX đủ bằng chứng luận tội Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng đã nhận chiếc cặp số đựng 450.000 USD trước cổng trụ sở Cơ quan An ninh điều tra nên tuyên mức án chung thân

Đủ căn cứ xác định Hoàng Văn Hưng nhận 800.000 USD và tuyên án mức chung thân

Bản án do Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên chiều 28/7 cho thấy quá trình xét xử vụ án chuyến bay giải cứu, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận tội danh bị truy tố, riêng cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng vẫn một mực kêu oan, phản bác lại mọi cáo buộc từ cơ quan công tố.

Theo HĐXX, tại tòa Hoàng Văn Hưng không thừa nhận đã nhận khoản tiền nào từ Nguyễn Anh Tuấn và không hướng dẫn Hằng khai báo. Tuy nhiên Hưng xác nhận đã gặp riêng Nguyễn Thanh Hằng tại nhà riêng của Tuấn và có nhận cặp số do ông Tuấn gửi đến, nhưng khai bên trong không có tiền mà là 4 chai rượu vang.

HĐXX nhận định Hoàng Văn Hưng khi là trưởng phòng điều tra thuộc Cục An ninh điều tra, biết rõ quy định của ngành công an không được tiếp xúc với người đang bị điều tra ngoài trụ sở. Tuy nhiên Hưng vẫn tiếp xúc với Hằng tại nhà Nguyễn Anh Tuấn. Căn cứ hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng, tòa kết luận tháng 1/2022, bị cáo Hưng từng được phân công là điều tra viên của vụ án chuyến bay giải cứu.

Thời gian Hưng được phân công điều tra vụ án, ông Tuấn đã liên hệ nhờ Hưng giúp đỡ, hướng dẫn các bị cáo Lê Hồng Sơn (Tổng GĐ Công ty Bluesky, công ty Bầu trời Xanh) và Phó tổng giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hằng không bị xử lý hình sự.

Sau đó, Hưng nhiều lần gặp Hằng tại nhà riêng của ông Tuấn ở Hà Nội, hướng dẫn Hằng và thông qua Hằng để hướng dẫn Sơn. Việc hướng dẫn khai này nhằm mục đích Hằng nhận hết tội để "quyết tâm cứu Sơn". Quá trình điều tra, Hằng và Sơn khai có 13 lần đưa cho Hưng tổng số tiền 2,8 triệu USD. Ông Tuấn khai nhận 2,65 triệu USD từ Hằng, trong đó có 400.000 USD là tiền Hằng trả cho việc sang nhượng mảnh đất ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Viện kiểm sát cũng đưa ra dữ liệu điện tử trích xuất từ điện thoại của các bị cáo cho thấy trước ngày nhận tiền, ông Hưng và ông Tuấn có 8 cuộc liên lạc. Buổi sáng hôm giao nhận chiếc cặp, giữa ông Hưng và ông Tuấn phát sinh 7 cuộc gọi.

Theo viện kiểm sát, dữ liệu này phù hợp lời khai của ông Tuấn và xác nhận của chính ông Hưng về việc đã nhận được cặp da. "Nếu Tuấn chỉ tặng 4 chai rượu vang thì không cần thiết phải gọi cho nhau 15 lần liên tục từ hôm trước đến hôm sau", viện kiểm sát nêu lập luận.

3.	Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền nhiều nhất vụ chuyến bay giải cứu, đã nhận hối lộ 253 lần, tổng số 42,6 tỉ.
Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền nhiều nhất vụ chuyến bay giải cứu, đã nhận hối lộ 253 lần, tổng số 42,6 tỉ.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn đều khai đã đưa cho Hưng hơn 2,2 triệu USD. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định chỉ đủ căn cứ kết luận Hoàng Văn Hưng nhận 800.000 USD, còn lại hơn 1,4 triệu USD chưa đủ kết luận Hưng nhận số tiền này.

Kiểm sát viên đưa ra nhiều phân tích và khẳng định đã thận trọng, khách quan, áp dụng tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với số tiền hơn 1,4 triệu USD còn số tiền 800.000 USD Hưng bị cáo buộc chiếm đoạt thì "không có căn cứ để áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội".

Sau khi đưa ra nhiều căn cứ, hội đồng xét xử bác các quan điểm bào chữa từ Hoàng Văn Hưng và luật sư. Kết luận Hưng không bị oan, đủ căn cứ xác định bị cáo nhận 800.000 USD và hứa chạy án. Hưng đã đưa ra nhiều thông tin gian dối, chiếm đoạt số tiền này.

Theo bản án, Hưng phạm tội rất nghiêm trọng khi lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, phạm tội hai lần trở lên. Bị cáo còn lợi dụng vị trí công tác để lừa cho bị hại tin tưởng giao tiền.

HĐXX cho rằng Hoàng Văn Hưng là điều tra viên cao cấp nhưng lợi dụng chức vụ quyền hạn, lừa đảo số tiền đặc biệt lớn, đến nay vẫn không thành khẩn, không có thái độ ăn năn hối cải, không khắc phục hậu quả. Tòa cho rằng cần phải đưa ra mức án cao hơn mức đề nghị 19-20 năm tù của viện kiểm sát mới đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm nên tuyên mức án chung thân cho Hưng.

Phạm Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương Lan, Vũ Anh Tuấn lãnh án chung thân

Trong phần tuyên án chiều nay HĐXX nhận định bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) cùng một số người khác có hành vi đòi hỏi ra giá sách nhiễu, yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền mới cấp phép chuyến bay.

HĐXX cho rằng không cần thiết phải cách ly vĩnh viễn Phạm Trung Kiên ra khỏi đời sống. Nên tuyên mức án chung thân với bị cáo Kiên. Các quan chức còn lại dù không đưa yêu cầu lợi ích cụ thể, không trực tiếp thỏa thuận với doanh nghiệp về chi phí cấp phép song đều gặp gỡ trao đổi, thống nhất sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

"Số tiền hối lộ đều đặc biệt lớn, có lần lên đến hàng tỉ đồng, hàng trăm ngàn USD, việc nhận diễn ra nhiều lần, thường xuyên liên tục. Số tiền lớn quá mức thu nhập bình quân công chức. Các bị cáo đều nhận thức được nếu làm theo yêu cầu doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chi tiền cảm ơn", HĐXX nhấn mạnh.

Nhận thấy mức hình phạt tử hình viện kiểm sát đề nghị là phù hợp với hành vi phạm tội của Phạm Trung Kiên. Tuy nhiên tại tòa, Kiên thể hiện thái độ ăn năn hối cải. Tổng số tiền bị cáo đã trả lại và cùng gia đình khắc phục là hơn 42,2 tỉ đồng. Trên cơ sở chính sách nhân đạo của pháp luật, hội đồng xét xử thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt loại bỏ vĩnh viễn bị cáo Phạm Trung Kiên khỏi đời sống xã hội, mà mức án khác cũng đủ sức răn đe.

Ngoài bị cáo Phạm Trung Kiên, các bị cáo Vũ Anh Tuấn, nguyên phó trưởng Phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ hơn 27 tỉ đồng và Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng cùng bị tuyên án chung thân.

Chi tiết mức án của các bị cáo còn lại trong vụ “chuyến bay giải cứu”

Theo đó, HĐXX đã quyết định tuyên phạt nhóm bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ” gồm: Tô Anh Dũng (SN 1964, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) lĩnh án 16 năm tù; Đỗ Hoàng Tùng (SN 1980, cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) lĩnh án 12 năm tù; Nguyễn Quang Linh (SN 1974, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng) lĩnh án 7 năm tù; Chử Xuân Dũng (SN 1973, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) lĩnh án 3 năm tù; Trần Văn Tân (sinh năm 1979, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) lĩnh án 6 năm tù; Trần Văn Dự (SN 1961, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) lĩnh án 7 năm tù; Nguyễn Thanh Hải (SN 1971, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ) lĩnh án 6 năm tù; Lê Tuấn Anh (SN 1982, cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự) lĩnh án 42 tháng tù; Vũ Sỹ Cường (SN 1986, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) lĩnh án 9 năm tù; Nguyễn Tiến Thân (SN 1980, cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ) lĩnh án 5 năm tù; Nguyễn Mai Anh (SN 1976, cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ) lĩnh án 6 năm tù; Nguyễn Hồng Hà (SN 1964, cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản) lĩnh án 4 năm tù; Vũ Hồng Quang (SN 1977, cựu Phó trưởng Phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải) lĩnh án 4 năm tù; Vũ Hồng Nam (SN 1963, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) lĩnh án 30 tháng tù;Ngô Quang Tuấn (SN 1984, cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải) lĩnh án 4 năm tù; Vũ Ngọc Minh (SN 1961, cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola) lĩnh án 30 tháng tù; Lưu Tuấn Dũng (SN 1987, cựu Phó trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao) lĩnh án 18 tháng tù; bị cáo Lý Tiến Hùng (SN 1969, cựu chuyên viên Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo) lĩnh án 30 tháng tù.

Ngoài ra, HĐXX còn buộc mỗi bị cáo phải nộp 100 triệu đồng để sung công quỹ nhà nước.

Với 23 bị cáo phạm tội “Đưa hối hộ” gồm: Nguyễn Thị Thanh Hằng (SN 1972, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) lĩnh án11 năm tù; Lê Hồng Sơn (SN 1975, Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) lĩnh án10 năm tù; Hoàng Diệu Mơ (SN 1980, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch dịch vụ Hàng không An Bình) lĩnh án 7 năm tù; Nguyễn Tiến Mạnh (SN 1970, Phó Giám đốc Công ty CP thương mại du lịch Lữ hành Việt) lĩnh án 7 năm tù; Vũ Thùy Dương (SN 1987, Giám đốc Công ty CP thương mại Lữ hành Việt) lĩnh án 3 năm tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo; Hoàng Anh Kiếm (SN 1978, trú tại tổ 6 phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lĩnh án 6 năm tù; Nguyễn Thị Tường Vy (SN 1980, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên ATA Việt Nam) lĩnh án 4 năm tù; Võ Thị Hồng (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hàng không Minh Ngọc) lĩnh án 4 năm tù; Lê Văn Nghĩa (SN 1960, Giám đốc Công ty CP du lịch và dịch vụ ăn uống Nhật Minh) lĩnh án 3 năm tù; Trần Thị Mai Xa (SN 1988, Giám đốc Công ty MasterLife) lĩnh án 3 năm tù; Lê Thị Ngọc Anh (SN 1984, cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) lĩnh án 3 năm tù; Nguyễn Thị Hiền (SN 1987, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) lĩnh án 30 tháng tù; Đào Minh Dương (SN 1971, Giám đốc Công ty CP Vijasun) lĩnh án 3 năm tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Nguyễn Thị Dung Hạnh (SN 1972, Giám đốc Công ty TNHH G19 Việt Nam) lĩnh án 30 tháng tù; Phan Thị Mai (SN 1984, Giám đốc Công ty CP Quốc tế Sao Hà Nội) lĩnh án 30 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Vũ Minh Thắng (SN 1978, Giám đốc Công ty Đầu tư và Thương mại Thuận An) lĩnh án 30 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Nguyễn Thế Dũng (SN 1980, Giám đốc Công ty TNHH du lịch thương mại Sang Trọng) lĩnh án 24 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Trần Hồng Hà (SN 1972, Giám đốc Công ty TNHH cung ứng nguồn nhân lực và thương mại Quốc tế Sao Việt) lĩnh án 24 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Phạm Bích Hằng (SN 1969, trú tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) lĩnh án 20 tháng tù; Trần Tiến (SN 1981, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Phi Trường) lĩnh án 18 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Phạm Bá Sơn (SN 1983, nhân viên Công ty CP Xây dựng Thái Hòa) lĩnh án 18 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Tào Đức Hiệp (SN 1976, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và dịch vụ Công đoàn Đường sắt) lĩnh án 18 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo; Đào Thị Chung Thúy (SN 1982, trú tại phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội) lĩnh án 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Với 4 bị cáo phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm: Trần Việt Thái (SN 1974, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) lĩnh án 4 năm tù; Nguyễn Lê Ngọc Anh (SN 1988, cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) lĩnh án 30 tháng tù; Nguyễn Hoàng Linh (SN 1986, cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) lĩnh án 30 tháng tù; Đặng Minh Phương (SN 1985, cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) lĩnh án18 tháng tù và buộc mỗi bị cáo phải nộp 50 triệu đồng để sung công quỹ nhà nước.

Nhóm bị cáo phạm tội “Môi giới hối lộ” gồm: Nguyễn Anh Tuấn (SN 1962, cán bộ Công an nghỉ hưu) lĩnh án 5 năm tù; Trần Quốc Tuấn (SN 1973, Giám đốc Công ty CP xúc tiến thương mại và du lịch Việt Nam) lĩnh án 3 năm tù; Bùi Huy Hoàng (SN 1988, cựu chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) lĩnh án 30 tháng tù; Phạm Thị Kim Ngân (SN 1973, cán bộ Phòng Trị sự, Tạp chí Thanh tra) lĩnh án 15 tháng tù.

Ngoài ra, HĐXX còn buộc hai bị cáo Tuấn và Hoàng mỗi bị cáo phải nộp 50 triệu đồng để sung công quỹ nhà nước.

Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Xem thêm