Thứ tư 27/11/2024 05:46

Châu Âu dồn sự chú ý vào điện hạt nhân

Châu Âu đã tránh được tình trạng mất điện vào mùa đông năm ngoái dù đã mất nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất là Nga. Vì vậy, điện hạt nhân lại được chú ý

Thực trạng các lò phản ứng

Điện hạt nhân chiếm gần 10% năng lượng tiêu thụ ở Liên minh châu Âu (EU), trong đó các ngành giao thông, công nghiệp, sưởi ấm và làm mát thường dựa vào than, dầu và khí tự nhiên. Trong lịch sử, điện hạt nhân đã cung cấp khoảng 1/4 điện năng của EU và 15% điện năng của Vương quốc Anh.

Tháp giải nhiệt và các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Electricite de France (EDF) ở Cattenom, Pháp. Ảnh: AP.

Tổng hợp lại, Vương quốc Anhvà EU có 109 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, hầu hết được xây dựng vào những năm 1970 - 1980 và được vận hành trong khoảng 30 năm. Điều đó cũng có nghĩa là, 90% các lò phản ứng đã qua hoặc sắp hết tuổi thọ ban đầu, gây ra các cuộc tranh luận về thời gian chúng có thể tiếp tục được gia hạn vận hành một cách an toàn.

Quy định là khác nhau ở mỗi nước, nhưng các cuộc thảo luận về việc kéo dài tuổi thọ thường là công việc kéo dài hàng thập kỷ, liên quan đến việc kiểm tra thực tế, ước tính chi phí/lợi ích để thay thế các bộ phận chính bị hao mòn, sửa đổi luật pháp và phê duyệt của cơ quan an toàn hạt nhân quốc gia.

Đức đã đóng cửa 3 nhà máy cuối cùng của mình vào cuối năm 2022 và chỉ gia hạn cho các nhà máy này đến tháng 4/2023 để vượt qua mùa đông mà không cần khí đốt của Nga.

Tại nước Anh, 2 nhà máy hạt nhân 40 tuổi (dự kiến sẽ đóng cửa vào năm 2024) cũng đã được phê duyệt để hoạt động đến năm 2026 và có thể là năm 2028, nhằm giúp bổ sung nguồn cung cấp điện trong những năm tới.

2 lò phản ứng hạt nhân trẻ nhất của Bỉ đã được phép hoạt động đến năm 2036 - kéo dài thêm 10 năm tuổi thọ - nhưng bất chấp lời đề nghị từ các chính trị gia Bỉ, 3 lò phản ứng lâu đời nhất của nước này vẫn chưa được xem xét đổi mới trong thời gian ngắn để bù đắp những thiếu hụt nguồn cung điện trong thời gian tới.

Cho đến nay, Phần Lan, Thụy Điển, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Slovenia, Hà Lan và Hungary đều đã thực hiện các bước để cho phép các lò phản ứng hoạt động trong ít nhất 60 năm, với điều kiện phải kiểm tra an toàn thường xuyên.

Pháp - nước có số lượng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất - đang thực hiện chương trình kiểm tra và tân trang lớn kéo dài 40 năm tuổi thọ đối với 32 lò phản ứng lâu đời nhất của mình.

Một số công ty thậm chí còn đẩy các giới hạn xa hơn nữa. Vào tháng 2 năm nay, Fortum của Phần Lan đã được phép vận hành 2 lò phản ứng cho đến năm 2050, khi chúng tròn 70 năm tuổi.

Tại Thụy Điển - nơi giấy phép không giới hạn về thời gian và phải được kiểm tra an toàn thường xuyên - Vattenfall đang xem xét thời hạn hoạt động đến 80 năm cho 5 lò phản ứng của mình. Ông Martin Darelius - cố vấn cấp cao về công nghệ hạt nhân của Vattenfall - cho biết: “Chúng tôi thấy không có vấn đề gì trong việc vận hành các lò phản ứng có tuổi thọ 80 năm, kể cả việc nâng cấp”.

Chuyển đổi sang năng lượng sạch

Các quốc gia đang chịu áp lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu bằng cách cắt giảm lượng khí thải CO2 gây ô nhiễm nhà kính - điều đó có nghĩa là cắt giảm dầu, than và cuối cùng là khí tự nhiên ra khỏi hỗn hợp năng lượng. Và trong khi các kịch bản về một năm 2050 với mức phát thải ròng bằng 0, nhu cầu điện sẽ tăng lên khi giao thông vận tải và sưởi ấm ngày càng chuyển sang điện khí hóa.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), các cam kết về khí hậu của EU sẽ yêu cầu sản lượng điện tăng khoảng 90% vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu.

Năng lượng tái tạo cũng không thể liên tục, bởi nó phụ thuộc vào mặt trời và lượng gió. Sự khó lường đó có thể dẫn đến sự biến động mạnh về giá điện. Điều đó khiến các chuyên gia cảnh báo về “hiệu ứng bờ vực” đối với việc cung cấp điện nếu các nhà máy hạt nhân hiện tại bị đóng cửa.

Đối với nhiều người, việc đầu tư để duy trì hoạt động của nhà máy điện hạt nhân sẽ có hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Trong năm 2023, chính phủ 16 nước đã thành lập một liên minh hạt nhân châu Âu nhằm duy trì thị phần năng lượng nguyên tử của EU ngay cả khi mức tiêu thụ tăng lên, cả thông qua mở rộng hoạt động và xây dựng 50 Gigawatt (GW) lò phản ứng mới vào năm 2050, tăng từ 100 GW hiện nay.

Lời kêu gọi của liên minh về việc năng lượng hạt nhân phải được tính cùng với năng lượng tái tạo trong hạn ngạch bắt buộc của EU đối với việc lắp đặt năng lượng sạch, vấp phải sự phản đối của một số nước, bao gồm các quốc gia chống hạt nhân như Áo và Đức... lo ngại việc nhóm hạt nhân với năng lượng tái tạo sẽ dẫn đến ít hành động hơn để bảo vệ khí hậu.

Yếu tố an toàn

Trong một cuộc thăm dò vào năm 2022 của Viện Forsa, ngay sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra, 67% người Đức cho rằng, việc ngừng hoạt động hạt nhân của nước này nên được xem xét lại. Tháng 4 năm nay, 72% người Đức vẫn phản đối việc đóng cửa nhà máy hạt nhân, so với chỉ 28% người ủng hộ.

Đối với nhiều người, chất thải phóng xạ sẽ không bao giờ an toàn, cho dù nó có được bảo vệ tốt đến đâu trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

Thái độ về sự an toàn của năng lượng hạt nhân có thể bị ảnh hưởng bởi sự liên quan của nó với bom hạt nhân. Tuy nhiên, nồng độ uranium dùng cho vũ khí cao hơn nhiều so với nồng độ dùng trong viên nhiên liệu hạt nhân, có thể khiến lò phản ứng nóng chảy chứ không phát nổ.

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do năng lượng hạt nhân thấp hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch và sinh khối, ngay cả khi tính cả các trường hợp tử vong do tai nạn hạt nhân Chernobyl năm 1986 và Fukushima năm 2011.

Ông Vincent Zabielski - một kỹ sư hạt nhân chuyển sang làm luật sư tại Pillsbury Winthrop Shaw Pittman LLP ở London - cho biết, đây là vấn đề về nhận thức. “Mọi người lo lắng về chất thải hạt nhân, nhưng bạn biết đấy, nó sẽ không đi vào môi trường” - ông Zabielski nói và lưu ý rằng: “Trong khi đó, ô nhiễm không khí từ các nhà máy than có thể gây ra mưa axit”.

Các yêu cầu về an toàn hạt nhân cũng liên tục được các cơ quan quản lý tăng cường để đảm bảo các thảm họa trong quá khứ không lặp lại, làm phức tạp thêm việc thiết kế lò phản ứng và khiến quy trình vận hành và phê duyệt ban đầu trở nên nghiêm ngặt hơn.

Các nhà máy mới nhất của châu Âu vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình xây dựng, đẩy lùi thời gian khởi công cả chục năm hoặc hơn, khiến ngân sách tăng vọt.

Ở Phần Lan, lò phản ứng mới đầu tiên của châu Âu sau 16 năm đã đi vào hoạt động vào tháng 4/2023 sau lời hứa ban đầu về một nhà máy trị giá 3 tỷ euro được xây dựng trong 4 năm đã trở thành 11 tỷ euro trong 18 năm.

Tại Slovakia, lò phản ứng mới Mochovce 3 đang trải qua thử nghiệm cuối cùng với kế hoạch đưa vào vận hành thương mại vào mùa thu này, chậm hơn 10 năm so với kế hoạch và tăng hơn gấp đôi ngân sách ban đầu. Tuy nhiên, nó sẽ loại bỏ sự phụ thuộc vào nhập khẩu điện.

Lò phản ứng Hinkley Point C đang được xây dựng của Anh cho đến nay cũng đã quá hạn một thập kỷ và vượt quá ngân sách hàng tỷ USD, nhưng giá điện cố định ký hợp đồng với chính phủ vẫn rẻ hơn giá điện của Vương quốc Anh vào năm 2022 khi được điều chỉnh theo lạm phát.

Bộ trưởng Công nghiệp Séc Jozef Síkela chia sẻ: “Chúng tôi phải tự hỏi, liệu chúng tôi có đủ khả năng chi trả cho sự kết hợp giữa khử cacbon và tăng mức tiêu thụ điện hay không? Chúng tôi cần một nguồn năng lượng ổn định, không có carbon và thứ duy nhất chúng ta biết vào lúc này là hạt nhân”.

Bộ trưởng Công nghiệp Séc Jozef Síkela chia sẻ: “Chúng tôi phải tự hỏi, liệu chúng tôi có đủ khả năng chi trả cho sự kết hợp giữa khử cacbon và tăng mức tiêu thụ điện hay không? Chúng tôi cần một nguồn năng lượng ổn định, không có carbon và thứ duy nhất chúng ta biết vào lúc này là hạt nhân”.

Theo Đại Đoàn Kết
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga