Thứ hai 23/12/2024 07:47

Châu Á: Các dự án năng lượng khí thiên nhiên gặp khó khi vay vốn

Trong khi các quốc gia mới nổi tại châu Á đang dần chuyển đổi từ năng lượng than đá sang khí thiên nhiên như là một loại nhiên liệu chuyển tiếp trước khi chuyển sang năng lượng tái tạo, các cơ quan tài chính quốc tế lại e ngại khi cho các dự án này vay vốn.

Khi thế giới bắt đầu quay lưng với than đá, các chính phủ và doanh nghiệp châu Á bắt đầu đổ tiền vào khí thiên nhiên – một lựa chọn được cho là sạch và thực tiễn hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khí thiên nhiên vẫn chưa phải là nặng lượng “xanh”, làm dấy lên lo ngại hàng tỷ đô la đầu tư sẽ bị mắc kẹt.

Các quốc gia phải đối mặt với gánh nặng loại bỏ các dự án đang dang dở nếu khí thiên nhiên trở thành năng lượng cần loại bỏ tiếp theo trên toàn cầu. Điều này sẽ tác động nặng nề đối với các doanh nghiệp đặt cược vào các dự án khí đốt năng lượng hỗn hợp tại châu Á.

Trên thực tế, nhiều báo cáo gần đây đã bày tỏ sự phản đối đối với loại khí đốt này tại châu Á. Theo Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính – một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ cho biết: “62% công suất thiết suất thiết bị đầu cuối nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) và 61% công suất điện chạy bằng khí được xây dựng không phải là nhằm phục vụ các dự án nền tảng hay dựa trên mức độ phát triển của quốc gia.”

Trong khi đó, Tổ chức Giám sát Năng lượng toàn cầu cho rằng việc chuyển đổi năng lượng sang khí đốt sẽ đe dọa các mục tiêu kinh tế và khí hậu của châu Á. Báo cáo của tổ chức này cho biết, các dự án khí đốt trị giá 358 tỷ USD đã được lên kế hoạch tại châu lục bao gồm các nhà máy điện, cảng và đường ống có nguy cơ trở thành tài sản mắc kẹt do “năng lượng tái tạo giá rẻ và chính sách năng lượng sạch đang ngày càng cắt giảm năng lượng hóa thạch”.

Christine Shearer - một trong những tác giả của báo cáo của Tổ chức Giám sát Năng lượng toàn cầu cho biết: “Các nhà đầu tư đã ngừng cho vay các dự án khí đốt, vì lý do tương tự như khi họ vốn rút khỏi các dự án than trước sự phản đối của công chúng. Nhiều dự án khí đốt trong số này có thể sẽ trở nên 'không thể vay được', tương tự như than đá.”

Tuy nhiên, nhiều người lập luận rằng khí đốt chỉ thải ra khoảng một nửa lượng khí cacbonic so với than đá trên một đơn vị điện năng, cần được coi là cầu nối với năng lượng tái tạo. Hàn Quốc gần đây đã đưa LNG vào "lĩnh vực chuyển đổi" của Phân loại xanh nước này, trong khi Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, vào ngày 2/2 cũng đề xuất kế hoạch đưa một số năng lượng bao gồm năng lượng hạt nhân và khí đốt là các khoản đầu tư xanh theo Phân loại xanh của khối này. Phân loại xanh là một hệ thống phân loại xác định tính bền vững của các hoạt động kinh tế khác nhau, một cuốn sách quy tắc của nhà đầu tư.

Nhu cầu khí đốt tại các quốc gia mới nổi tại châu Á rất lớn trong khi các nước này không đủ vốn và kỹ thuật để triển khai hàng loạt dự án năng lượng tái tạo. Han Phoumin, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á cho biết: "Khí đốt phải là nhiên liệu chuyển tiếp. Bất kỳ sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo mà không sử dụng khí đốt, châu Á không thể trả nổi. Chi phí triển chuyển đổi năng lượng tái tạo một cách hiệu quả cao hơn nhiều so với các nhà máy điện khí.”

Nhưng rủi ro khi các dự án khí đốt "không thể vay được" sớm đã ảnh hưởng các doanh nghiệp trong ngành. Không chỉ có vậy, sau COP26, thế giới nhanh chóng quay lưng lại với tất cả các dạng nhiên liệu hóa thạch.

"Chúng tôi tin rằng khí đốt sẽ đóng vai trò như một loại nhiên liệu chuyển đổi quan trọng cho đến giữa những năm 2030. Nhưng sau đó, chúng tôi không thể chắc chắn hoàn toàn rằng vẫn có người cần loại khí đốt này và chúng tôi có thể bán có lãi" - Một lãnh đạo công ty dầu khí ở Indonesia cho biết - “Do đó, việc đề xuất một mô hình kinh doanh cạnh tranh cho các cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính đối với các dự án khí ngày càng trở nên khó khăn.”

"Với các quốc gia trên toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải carbon ròng bằng không, khí đốt là nguồn tài nguyên cuối cùng phải bị loại bỏ. Những người trong ngành sẽ cần phải vật lộn với vấn đề thế giới sẽ sử dụng khí đốt trong bao lâu." – Vị lãnh đạo này khẳng định.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tăng trong 5 năm tới, nhưng nếu thế giới thúc đẩy đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, nhu cầu sẽ giảm mạnh sau năm 2025 và giảm xa mức năm 2020 vào năm 2030. Ngay cả theo các cam kết đã công bố của COP26, theo đó, các quốc gia sẽ đưa lượng khí phát thải ròng về bằng 0 theo mốc thời gian riêng của từng quốc gia, nhu cầu về khí đốt sẽ sớm đạt đỉnh sau năm 2025 và bắt đầu giảm.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba