Thứ hai 25/11/2024 16:19

Cập nhật: Thiệt hại do bão Yagi ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa phương

Chỉ trong ít giờ, cơn bão Yagi đổ bộ đã khiến đường phố, trường học, nhà dân... ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều địa phương khác bị hư hại nặng nề.

Quảng Ninh tan hoang sau bão Yagi

Quảng Ninh là một trong những địa phương nằm trong tâm bão Yagi. Bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16.

Tối 7/9, ghi nhận tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy, bão Yagi đã tàn phá nhiều công trình, cơ quan, đơn vị trường học. Hệ thống đường giao thông, internet, điện lưới bị tê liệt trong nhiều giờ. Người dân khắp nơi hoảng loạn vì sức tàn phá của cơn bão này.

Cầu Bãi Cháy "gồng mình" chống sức gió cực lớn của bão số 3. Dưới chân cầu là từng làn sóng cuồn cuộn.

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, do tình hình mất điện, sóng điện thoại di động bị gián đoạn nên mọi con số thiệt hại chưa được cập nhật, thống kê đầy đủ.

Riêng tại thị xã Đông Triều, bão gây thiệt hại nhiều công trình gồm nhà ở của người dân, nhà văn hoá, trường học. Tổng hợp sơ bộ có 1.606 nhà bị tốc mái; 204 cột điện bị đổ gãy; khoảng 2.777 cây bị đổ gãy. Mực nước tại các hồ đập cơ bản dưới mức tràn từ 0,2-1m, có 5 đập đã tràn với mức 10-30cm; một số điểm tràn địa phương đã cử lực lượng trực.

Tại TP. Hạ Long đã có hàng nghìn cây xanh quật đổ cản trở giao thông. Dưới mặt đường chi chít mái tôn, biển quảng cáo la liệt. Hàng trăm ô tô bị hư hại như vỡ kính, phụ tùng quanh xe.

Cung Quy hoạch, Trung tâm Hội chợ triển lãm của tỉnh Quảng Ninh bị bão số 3 "oanh tạc".

Đáng chú ý, nhiều công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh đặt tại TP. Hạ Long bị hư hại nặng nề. Điển hình như Cung quy hoạch triển lãm tỉnh Quảng Ninh bị tốc mái nghiêm trọng. Cùng với đó, nhiều trụ sở cũng bị tốc mái, vỡ kính.

Không những vậy, nhiều chung cư, khách sạn lớn tại TP. Hạ Long bị thổi bay kính khiến người dân phải sơ tán như chung cư Golden Land (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long); chung cư Ramad (phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long)…

Với sức gió kinh hoàng, nhiều cửa sổ tại chung cư và thậm chí cả ban công cũng bị gió cuốn bay, vô số cửa kính tại nhiều nơi vỡ vụn. Trong đó có trường hợp kính rơi đã làm một số người dân bị thương.

Bão Yagi gây ra gió lớn, đường phố tê liệt, điện lưới, sóng viễn thông bị ngừng hoạt động khiến người dân hoảng loạn, lo sợ. Hầu như ai cũng cố thủ trong nhà không dám ra ngoài đường.

Tình trạng tương tự diễn ra tại các địa phương khác như TP. Cẩm Phả, TP. Móng Cái; các huyện Cô Tô; Đầm Hà; Hải Hà.

Cảnh tan hoang trên đường phố của thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô sau khi bão số 3 càn quét qua.
Một người dân Quảng Ninh di chuyển trên đường ngổn ngang vật liệu xây dựng bị gió cuốn tung - Ảnh: N.A

Đa phần những người dân tại tỉnh Quảng Ninh đều được tuyên truyền về ảnh hưởng của bão số 3 và có phương án phòng chống từ sớm. Tuy nhiên nhiều người không thể ngờ, mọi thứ đã tan nát chỉ trong chốc lát. Tài sản gom góp nhiều năm giờ mất hết.

Đáng chú ý, tại Quảng Ninh, lúc 14h30, ở khu tránh trú bão vụng Bồ Nâu, vịnh Hạ Long, tàu lai dắt Hồng Gai đứt dây trôi ra biển khiến 1 người rơi xuống nước tử vong. 1 người chết do mái tôn sập ở phường Hà Trung, TP Hạ Long. TP. Cẩm Phả có 1 người chết khi chằng néo mái nhà ở phường Cẩm Thạch.

Ngoài ra, tàu cần cẩu Tiến Thành 5 thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Logistic Quảng Ninh neo tránh trú bão tại Vũng Đục - Cẩm Phả bị mất tích cùng 7 thuyền viên. Tàu Hồng Gai (thuộc Công ty Cổ phần Cảng Quảng Ninh cảng Quảng Ninh) còn 6 thuyền viên đang mất tích ở vịnh Hạ Long.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh, hiện một số tàu đánh cá trên địa bàn tỉnh đã bị sóng đánh chìm, nhưng tất cả đến giờ nay vẫn chưa có con số thống kế cụ thể.

Hiện, chính quyền và các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã đến trực tiếp các địa phương để đánh giá thiệt hại và tìm hướng khắc phục.

Hải Phòng

Cũng giống như Quảng Ninh, tại địa bàn TP. Hải Phòng, đặc biệt là các huyện đảo như Bạch Long Vĩ, Cát Hải và địa phương ven biển như quận Đồ Sơn, từ đêm 6/9 đến gần hết ngày 7/9 đã có mưa rất to và gió lớn.

Mưa gió "quần thảo" tại TP Hải Phòng, chiều tối ngày 7/9

Tại các địa phương trên của TP. Hải Phòng, nhiều công trình xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, đơn vị đã bị thiệt hại do bão. Ngoài ra đã xảy ra ngập úng cục bộ, cây xanh gãy đổ hàng loạt tại nhiều địa phương trên TP. Hải Phòng.

Báo cáo về thiệt hại, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Cứu nạn cứu hộ - Phòng thủ dân sự TP cho biết, đã có 1 trường hợp tử vong do tôn bay vào người, 20 trường hợp phải cấp cứu tại bệnh viện khi bị cây, cành gãy rơi, đổ vào người.

Cột điện bị đổ tại khu vực đường Lê Lai (quận Ngô Quyền)

Tình trạng mất điện toàn diện tại TP. Hải Phòng, hệ thống liên lạc viễn thông bị ảnh hưởng, nhiều nơi bị tê liệt.

Cũng theo báo cáo từ Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Cứu nạn cứu hộ - Phòng thủ dân sự TP, tại huyện Bạch Long Vỹ, một số cơ quan, đơn vị bị tốc mái tôn, đổ tường bao, đổ cổng. Nhiều cây cối tại các tuyến đường và trong các cơ quan, đơn vị bị đổ gãy.

Hà Nội: 3 người tử vong, gần 3.000 cây xanh gãy đổ

Sau thời gian càn quét các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, vào lúc 20h, tâm bão Yagi quét qua Hà Nội, sức gió mạnh nhất 102 km/h, cấp 10, giật cấp 12.

Cây đổ ngổn ngang
Hàng loạt chung cư bị sập trần

Theo thống kê của TP. Hà Nội, tính đến 19h ngày 7/9, bão đã làm 1 người tử vong (do bị cây đổ đè lên). Như vậy tính từ ngày 6/9 tới nay, Thủ đô đã có 3 người tử vong do cây đổ và 7 người bị thương.

TP có gần 2.800 cây gãy đổ; 13 ô tô và 6 xe máy hư hại; 9 hộ dân bị tốc mái nhà lợp tôn tại Ba Đình, Sơn Tây, Ba Vì. Hiện khu vực nội thành không có điểm úng ngập. Khu vực ngoại thành 47 ha diện tích lúa, 26,5 ha rau màu bị ngập, hơn 6.000 ha lúa rau màu và cây ăn quả bị đổ.

This browser does not support the video element.

This browser does not support the video element.

Thái Bình: Hàng ngàn ha lúa, hàng trăm ha rau màu bị hư hại

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, bước đầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa ghi nhận thiệt hại về người do mưa, bão; các công trình đê điều bảo đảm an toàn. Tuy nhiên nhiều công trình, tài sản, hoa màu bị thiệt hại.

This browser does not support the video element.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của gió mạnh kèm theo mưa lớn diện rộng liên tục trong nhiều giờ khiến nhiều cây xanh, cột điện bị gãy đổ ngang đường; một số tuyến đường bị ngập lụt gây ùn tắc giao thông cục bộ; nhiều nhà dân, xưởng sản xuất lợp tôn bị tốc mái…

Cùng với đó, bão số 3 đã gây ra sự cố về hạ tầng lưới điện của tỉnh, trong đó có 4 đường dây 110kV và 3 trạm biến áp 110kV, trên 80 lộ đường dây trung áp khiến khoảng 570.000 khách hàng bị mất điện…

Nam Định: Hàng trăm ha hoa màu bị ảnh hưởng

Tại Nam Định chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại do bão Yagi, tuy nhiên, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Nghĩa Hưng, tính đến 16h30 ngày 7/9, bão đã gây một số thiệt hại về cây xanh, hoa màu của huyện.

Hơn 1.000 người trên địa bàn TP. Nam Định đang sinh sống tại các khu tập thể, chung cư cũ bị xuống cấp đã được di dời đến điểm tránh bão Yagi - Ảnh: Đức Văn

Có 230 ha hoa màu (130 ha ngô vụ hè thu và 100 ha rau màu) bị ảnh hưởng bởi gió bão. Một số cây xanh tại các xã Đồng Thịnh, Nghĩa Sơn, Nghĩa Trung... bị bật gốc, đổ gẫy. Huyện đã chỉ đạo các xã tổ chức lực lượng cắt gọn, giải tỏa giao thông. Nhờ tiêu thoát nước đệm triệt để nên huyện chưa ghi nhận diện tích lúa bị ảnh hưởng do bão. Toàn bộ diện tích nuôi thủy sản; tàu thuyền đang neo đậu trong bến an toàn.

Tại TP. Nam Định, theo thống kê chưa đầy đủ, bão đã làm đổ, gãy 158 cây xanh trên các tuyến phố, công viên, quốc lộ; 3 cột điện lưới, 3 cột đèn chiếu sáng, 30 biển báo giao thông; đổ 30m tường bao UBND xã Mỹ Trung; 1 đoạn tường bao Trường Mầm non Lộc Vượng...

Hưng Yên: 617 nhà bị tốc mái, hư hại, hơn 5.800 cây xanh bị đổ

Theo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn có gió giật mạnh.

Đến 19h ngày 7/9, toàn tỉnh đang vận hành 42 trạm bơm với 85 tổ máy hoạt động tiêu thoát nước. Mưa to và gió giật mạnh đã làm 617 ngôi nhà tốc mái, hư hại; 5.871 cây xanh bị gãy đổ.

Có 11.682 ha cây trồng bị thiệt hại, trong đó 9.599 ha lúa, 1.590 ha cây ăn quả, 493 ha cây trồng khác.

Ngay sau khi phát hiện có cây xanh bị đổ, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên đã điều lực lượng nhanh chóng đến hiện trường để xử lý, dọn dẹp.

Thanh Hóa: Mưa lớn, thiệt hại nhiều tài sản

Do ảnh hưởng của bão Yagi, nhiều khu vực tại Thanh Hóa có mưa to, gió giật mạnh gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản cho người dân.

Theo báo cáo nhanh từ UBND các huyện, thị xã, TP, đến cuối giờ chiều ngày 7/9, mưa bão đã làm 74 căn nhà ở các huyện miền núi bị thiệt hại, trong đó, có 2 ngôi nhà ở xã Điền Quang (huyện Bá Thước) bị tốc mái; 1 ngôi nhà ở xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) bị tốc mái; 60 ngôi nhà ở huyện Mường Lát bị tốc mái và 2 ngôi nhà bị sạt lở phần móng; 7 ngôi nhà ở huyện Quan Hóa bị tốc mái...

Cây xanh đổ la liệt ở TP. Thanh Hóa

Ngoài ra, huyện Mường Lát có 11 ha cây sắn bị thiệt hại một phần, huyện Bá Thước có 34,7 ha cây lúa bị đổ ngã.

Do ảnh hưởng bởi gió lốc, 31 cây xanh trên địa bàn TP. Thanh Hóa bị gãy đổ; 1 cây cột điện bị đổ; 1 xe máy bị hư hỏng và 4 bán bình bị hư hỏng tại xã Hải Hà (thị xã Nghi Sơn).

Lạng Sơn: Nhiều trụ sở cơ quan, trường học bị tốc mái

Theo báo cáo tổng hợp từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, TP của tỉnh Lạng Sơn, tính đến 19h ngày 7/9 bão Yagi đã làm 3 người bị thương nhẹ;

Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái

321 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa, trong đó phần lớn là bị tốc mái, cây đổ vào nhà,.. Ngoài ra, 1 trụ sở Công an xã; 1 nhà văn hóa thôn; 2 Trường học và 1 điểm bưu điện xã cũng bị tốc mái.

Về nông nghiệp có trên 24,6 ha lúa, hoa màu, cây công nghiệp bị ảnh hưởng. Bão số 3 cũng ghi nhận 29 vị trí tại các tuyến Quốc lộ: 1B, 4A, 279, 3B và một số tuyến đường tỉnh bị cây đổ xuống đường (đã được xử lý thông tuyến).

Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, chính quyền và ngành chức năng các địa phương đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để khắc phục, hỗ trợ người dân di dời tài sản cũng như di chuyển người đến nơi tránh trú an toàn, nhanh chóng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt.

Trong ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cử 150 lượt cán bộ chiến sĩ giúp người dân di dời tài sản, gia cố nhà cửa chống bão số 3. Lực lượng chức năng được cắt cử canh gác tại các điểm nguy hiểm, nguy cơ sạt lở cao.

Bắc Giang: Nhiều công trình, tài sản, hoa màu bị thiệt hại

Tối 7/9, lãnh đạo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang cho biết, sơ bộ tỉnh chưa ghi nhận thiệt hại về người, song nhiều công trình, tài sản, hoa màu bị thiệt hại.

Trụ sở Công an thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động) bị tốc mái.

Đến chiều 7/9, có hơn 70 nhà ở, trụ sở cơ quan, trường học, nhà văn hóa bị tốc mái, đổ cổng, tường bao và hàng trăm ha lúa, hoa màu bị thiệt hại do bão.

Dự báo, tỉnh có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất với các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Sông Lục Nam, sông Thương xuất hiện lũ.

Các hồ chứa toàn tỉnh đạt gần 92% dung tích thiết kế.

Cùng ngày, Bí thư Thành ủy Bắc Giang Vũ Trí Hải và Chủ tịch UBND TP. Bắc Giang Đặng Đình Hoan đã chỉ đạo các đơn vị chức năng vận động, di dời hơn 20 hộ dân sinh sống tại 8 tòa chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn.

Trước mắt, địa phương đã đưa người dân đến nhà văn hóa tạm trú và chuẩn bị chăn màn, thực phẩm, nước uống, thiết bị y tế phục vụ người dân.

Cập nhật mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 22h ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21 độ vĩ bắc; 105,5 độ kinh đông, trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 3 đi theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10h ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ vĩ bắc - 103,9 độ kinh đông; trên đất liền phía Tây Bắc Bộ sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới đi theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu và tan dần trên khu vực Thượng Lào; sức gió giảm xuống dưới cấp 6.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển